Đậu bạc tinh hoa làng nghề Thăng Long xưa

ANTD.VN - “Lĩnh hoa Yên Thái; gốm Bát Tràng; bạc Định Công; đồng Ngũ Xã” là những tinh hoa khi nhắc tới làng nghề của đất Thăng Long xưa. Trải qua nhiều năm tháng - Đậu bạc của làng Định Công (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) là một trong những nghề càng phát triển và tồn tại cho đến ngày nay.

Mỗi sản phẩm đều là một tác phẩm nghệ thuật khắt khe về kỹ thuật nhưng lại tinh túy ở thẩm mỹ và giá trị sử dụng

Đậu bạc là một nghề đặc hữu của làng Định Công, khác biệt so với các làng nghề kim hoàn khác ở chỗ được làm hoàn toàn bằng thủ công

Để làm các sản phẩm Đậu bạc, đầu tiên phải sử dụng bạc nguyên chất (bạc 999 - hay còn gọi là bạc 10) nấu chảy sau đó đổ vào khuôn để tạo thành một thỏi bạc nhỏ, dài

Gia đình nghệ nhân Quách Văn Hiểu - Quách Tuấn Tú là 1 trong 2 nhà duy nhất còn lại của làng nghề đậu bạc truyền thống Định Công vẫn còn giữ lửa nghề cho đến bây giờ

Đậu bạc là để chỉ hành động kéo bạc đã nung chảy thành sợi chỉ, sau đó se thành sợi mảnh như sợi tóc tạo những họa tiết hoa văn,chim muông, hoa lá… gắn vào đồ trang sức