Còn nhiều bất hợp lý trong quản lý, phân bổ quỹ bảo trì đường bộ

ANTD.VN - Thuế phí đường được tính vào giá thành sản phẩm và cuối cùng là đổ gánh nặng lên vai chủ phương tiện giao thông. Hiện người dân đã đóng phí đường bộ thông qua đầu phương tiện, song cả nước vẫn tồn tại 29 trạm thu phí BOT. Vậy thực chất có phải người dân đang chịu cảnh phí chồng phí hay không? 


Tỉnh lộ 35 đi qua huyện Mê Linh Hà Nội, đường xuống cấp nghiêm trọng, luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Mặc dù Hà Nội được quĩ trung ương bố trí mỗi năm là 500 tỷ đồng, đồng thời con đường này đã nằm trong kế hoạch sửa chữa cách đây 5 năm, song giờ nó vẫn thế này.

Pv Ông Ngô Đình Tuyến, Huyện Mê Linh, TP. Hà Nội: nói về đường xuống cấp

Pv Bà Nguyễn Thị Hương: Huyện Mê Linh, TP. Hà Nội: mong chính quyền sửa chữa sớm

Không riêng gì ở Mê Linh, tại nhiều tỉnh trên cả nước, nhất là các tỉnh miền núi, tình trạng đường xuống cấp nhiều nơitrong khi đợi vốn từ quĩ bảo trì đường bộ Trung ương về thì chậm và vướng quá nhiều thủ tục diễn ra phổ biến. Cónhiều đoạn đường đã hỏng vẫn không có kinh phí sửa chữa, đặc biệt việc phân chia quĩ từ trung ương về địa phương này bất hợp lý, vốn được rót vốn theo số thu qua đầu phương tiện khi đăng kiểm xe cơ giới, trong khi tỉnh này chỉ có một trạm đăng kiểm, số phương tiện ít nhưng km vuông mặt đường thì lại lớn. Trong khi đó, Bộ giao thông vận tải cũng thừa nhận quĩ bảo trì trung ương đang thụt lùi đáng kể trong việc quản lý, phân bổ quĩ.

Pv Ông Trương Quang Nghĩa, Bộ Trưởng Bộ Giao thông Vận tải: Hội đồng quĩ cũng như cá nhân tôi thấy ái ngại cung cách quản lý quĩ này của chúng ta...

Rõ ràng đã thu phí sử dụng đường bộ để bảo trì đường bộ song người dân khi đi qua trạm thu phí BOT vẫn phải trả phí. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi liệu có phải phí chồng phí?

Pv Ông Lê Vũ Điệp, Vụ Trưởng Vụ Bảo trì đường bộ, Tổng Cục Đường bộ VN: Quốc hội và chính phủ đã ban hành luật giá, việc thu giá để hoàn vốn cho các dự án BOT là theo luật giá, vì vậy trong giá có thuế GTGT, còn phí sử dụng đường bộ là không thuế GTGT...

Đại diện Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam cũng cho biết, đơn vị quản lý và phân bổ quĩ sử dụng đường bộ lý giải, hiện nay trên toàn quốc có 585.000 km đường, trong đó quốc lộ là 23.000 km, các công trình BOT hiện vận hành khoảng 2.000 km, tương đương với 10%trong tổng số km quốc lộ. Còn nếu so với cây số các loại đường thì chỉ chiếm khoảng 1%. Chỉ tính riêng quốc lộ 1 Bắc - Nam, ông Nguyễn Văn Huyện đưa ví dụ cụ thể, những năm qua, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã thi công là 700 km, doanh nghiệp tham gia đầu tư BOT gần 1000km, vậy 500 km còn lại vẫn phải dùng tiền từ quĩ bảo trì đường bộ.

Pv Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục trưởng Tổng Cục đường bộ Việt Nam: "Như vậy, hiện nay trên quốc lộ 1 còn500 km không được đầu tư và 700 km vẫn phải dùng quỹ bảo trì đường bộ để bảo trì. Điều này chứng tỏ phí bảo trì đường bộ còn gánh nặng rất lớn đối với hệ thống đường bộ Việt Nam..."

Theo báo cáo của quĩ bảo trì đường bộ Trung ương, hiện số tiền thu mới đáp ứng khoảng 45% cho việc bảo trì chứ chưa nói đến việc nâng cấp. Tuy nhiên, nhiều địa phương cũng kiến nghị, việc phân bổ quĩ hiện nay chưa hợp lý bởi quĩ đang giao về địa phương căn cứ vào số thu qua đầu phương tiện, trong khi nhiều địa phương là miền núi, địa hình chia cắt, đường xuống cấp, trong khi bị hạn chế nguồn thu và ngược lại.