Chứng ợ hơi và cách phòng tránh

(ANTĐ) - Cảm giác cái nóng và cơn đau cùng xuất hiện, trào lên cổ họng, kèm theo vị chua và thức ăn như muốn trào ngược ra ngoài sau mỗi bữa ăn. Đó chính là chứng ợ hơi hay ợ nóng.

Chứng ợ hơi và cách phòng tránh

(ANTĐ) - Cảm giác cái nóng và cơn đau cùng xuất hiện, trào lên cổ họng, kèm theo vị chua và thức ăn như muốn trào ngược ra ngoài sau mỗi bữa ăn. Đó chính là chứng ợ hơi hay ợ nóng.

Ợ hơi là gì?

Với sự giúp đỡ của trọng lực, cơ van đóng mở được gọi là cơ vòng thực quản dưới (LES) giữ cho axit dạ dày ở trong dạ dày. LES là vị trí giao nhau giữa thực quản và dạ dày-trong lồng ngực và hơi dịch về bên trái. Bình thường cơ van mở ra để thức ăn được nuốt xuống dạ dày hoặc ợ hơi, sau đó cơ van sẽ đóng lại. Nhưng nếu LES thường xuyên mở ra hay đóng vào không chặt, axit dạ dày bị trào ngược trở lại qua thực quản và là nguyên nhân gây ra cảm giác nóng như lửa đốt trong người. Đó chính là chứng ợ chua hay còn có tên gọi khác là ợ nóng.

Làm thế nào để tránh bị ợ chua?

Bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát nếu thay đổi lối sống và cách ăn uống. Ví dụ bạn có thể rắc một nhúm gia vị lên món pizza, thêm một chút trái cây và lạc-những món này sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Lượng axit tăng xảy ra do bài tiết quá nhiều dịch vị dạ dày. Khi thức ăn tương tác với nhau, những axit này bào mòn thành dạ dày và tạo ra sự nóng. Không có cách này chữa trị hoặc sơ cứu nếu như loét do tiêu hóa gây ra. Chính vì thế bạn phải cẩn trọng khi ăn thức ăn có tính axit.

Cơ thể bạn là đồng hồ sinh học có cảm giác đói - no và tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Uống nhiều nước cũng là một cách hiệu quả để tránh tăng axit. Nước hoạt động như là một chất trung hòa toàn bộ axit trong dạ dày. Uống nước dừa 3 lần/ngày cũng rất có ích.

Bạn có thể uống nước khi dạ dày rỗng vào buổi sáng. Hoặc ăn chuối là loại quả giúp làm êm dịu. Ăn chuối mỗi ngày không chỉ bổ sung nguồn kali mà còn duy trì độ axit hợp lý trong cơ thể. Táo cũng tương tự như thế. Dưa hấu chứa nhiều sắt và nước làm giảm tính axit.

Cách chữa truyền thống là uống trà xanh vào bữa ăn chiều hoặc tối để giảm lượng axit hoặc uống nước tỏi vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy.

Những người bị loét do tiêu hóa phải dùng thuốc đúng giờ để tránh ợ chua do axit. Những người có thói quen hút thuốc hoặc uống rượu nên tránh hoặc từ bỏ thói quen có hại này.

Ngoài ra, cần chú ý cách ăn uống, lối sống như ăn chậm giúp tiêu hóa chậm, không nên đi ngủ với cái dạ dày quá đầy, khi ngủ nên gối cao đầu, ngừng hút thuốc, tránh mặc quần áo bó sát, có chế độ giảm cân hợp lý, nhai kẹo cao su, uống nước ấm, không nên ăn thức ăn để lạnh, loại bỏ strees và có chế độ tập thể dục đều đặn.

Với phụ nữ mang thai, tránh ợ chua bằng cách: Chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm, nhai kỹ, những loại thức ăn có nhiều loại gia vị nên tránh, uống ít nước trong bãnh ăn để tránh dạ dày no vì nước, không nên nhai kẹo cao su có chứa bạc hà và cuối cùng thư giãn 1 tiếng sau khi ăn rồi mới nằm.

Nhật Minh

tổng hợp