Chỉ trong 1 tháng 3 chiếc gãy cánh, Yak-130 do Nga sản xuất là siêu phẩm "yếu bóng vía" trên bầu trời?

ANTD.VN - Chỉ trong một tháng có tới 3 chiếc huấn luyện kiêm cường kích cơ hạng nhẹ Yak-130 cực kỳ tối tân của Nga gãy cánh, nhiều nhà quan sát thực sự lo ngại cho chất lượng của loại máy bay này.

Ngày 21-6 vừa qua không quân Nga khi có tới 2 chiếc máy bay huấn luyện tối tân Yak-130 gặp nạn, mới đây nhất ngày 11-7, một chiếc Yak-130 mới tinh của Bangladesh cũng lao xuống đất cháy rụi.

Liên tiếp các vụ tai nạn xảy ra khiến các chuyên gia nghi ngờ về chất lượng của dòng máy bay này.

Không thể phủ nhận rằng nền công nghiệp hàng không Liên Xô đã có những bước phát triển rực rỡ. Những chiến đấu cơ do Liên Xô sản xuất còn vượt trội hơn Phương Tây ở một số chủng loại.

Tuy nhiên sau khi sụp đổ, các thành quả kỹ thuật bị chia đều cho các quốc gia thành viên. Nga không thể nắm được hết toàn bộ những tinh hoa kỹ thuật hàng không. Nhiều vấn đề họ vẫn phải nhờ tới sự trợ giúp của các nước thành viên Liên Xô cũ.

Hai máy bay bị rơi khi huấn luyện ngày 21-6 vừa qua thuộc hai căn cứ khác nhau. Một chiếc đóng tại căn cứ không quân Borisoglebsk, trong khi chiếc kia nằm ở Armavir.

Mặc dù các phi công của Nga đã rất lão luyện để tránh cho phi cơ ít hư hại bao nhiêu có thể.

Yakovlev Yak-130 là loại máy bay huấn luyện được hãng OKB Yakovlev và hãng Aermacchi hợp tác thiết kế chế tạo.

Hình ảnh chiếc Yak-130 của không quân Nga bị hư hại khi lao xuống đất ngày 21-6 vừa qua.

Yak-130 ngoài mục đích huấn luyện khi cần thiết chúng có thể biến thành những cường kích hạng nhẹ cực mạnh.

Nếu các phi công của Nga đã rất cố gắng để đưa được chiếc Yak-130 tiếp đất an toàn, thì các phi công Bangladesh lại không may mắn thế. Chiếc Yak-130 đã bị hư hại hoàn toàn.

Ngoài Nga còn 3 quốc gia khác đang trực tiếp khai thác dòng máy bay này.

Yak-130 được thiết kế buồng lái hai chỗ ngồi và hai động cơ turbin phản lực, có tuổi thọ 10.000 giờ bay và có thể tăng hạn lên 15.000 giờ bay, tương ứng 20.000 lần cất hạ cánh với niên hạn sử dụng là 30 năm.

Buồng lái máy bay được che hoàn toàn bằng kính có khả năng chống đạn và được trang bị hệ thống tạo khí oxy hiện đại trên khoang lái. Yak-130 còn có khả năng tiếp nhiên liệu trên không để tăng tầm bay.

Yak-130 có trọng lượng cất cánh tối đa 10,2 tấn, có thể mang theo khoảng 2 tấn vũ khí bao gồm bom, rocket, tên lửa và cả thùng súng máy.