- Cục trưởng Cục Đường sắt bị kỷ luật liên quan đến tai nạn liên tiếp xảy ra
- Hàng loạt quan chức đường sắt bị phê bình nghiêm khắc vì tai nạn liên tiếp
- Tàu đường sắt nhả khói mù mịt, khách ngạt thở đòi xuống
Thay ray P43 thành P50 gây lãng phí 930 tỷ đồng
Theo đó, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra, công tác quản lý chi phí còn một số tồn tại như thanh toán sai khối lượng, sai đơn giá, định mức và sai khác với giá trị gần 585 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 19% tổng giá trị dự án là hơn 3.434 tỷ đồng.
Kiểm toán Nhà nước xác định, đã có sai sót ngay từ bước lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư như xác định nhu cầu đầu tư chưa sát thực tế dẫn đến việc thay ray P43 thành ray P50 làm lãng phí vốn đầu tư khoảng 930,6 tỷ đồng; xác định tổng mức đầu tư chưa chính xác số tiền 315 tỷ đồng; tiến độ thực hiện của giai đoạn thiết kế kỹ thuật chậm phải điều chỉnh Dự án làm tăng tổng mức đầu tư do trượt giá là 2.188 tỷ đồng.
Thông tuyến đường sắt Yên Viên- Lào Cai vào tháng 4-2015
Đáng nói, kiểm toán Nhà nước chỉ ra, phương án thiết kế còn lãng phí do việc thiết kế thay toàn bộ ray P43 bằng ray P50 là không cần thiết vì tuyến đường sắt hiện tại đang sử dụng bình thường; công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán các gói thầu còn sai sót, qua kiểm toán đã phát hiện giảm trừ 244,593 tỷ đồng (sai khối lượng 114,637 tỷ đồng, sai đơn giá 60,541 tỷ đồng, sai khác 69,413 tỷ đồng).
Ban Quản lý Dự án đường sắt ký hợp đồng xây lắp với các nhà thầu gói thầu CP1, CP2, CP3, CP5 và RP là không đủ thẩm quyền theo quy định của Tổng công ty đường sắt Việt Nam.
Ban Quản lý dự án đường sắt đã không xem xét điều chỉnh khối lượng hợp đồng gói thầu RP khi đã xác định được số lượng ray, ghi thừa so với nhu cầu sử dụng của Dự án, cụ thể: Ray P50 nhập khẩu cho cả giai đoạn 2 của Dự án và tư vấn tính thừa so với nhu cầu sử dụng, dẫn đến dư thừa vật tư không sử dụng cho công trình với giá trị 135 tỷ đồng.
7 đoàn đi Pháp kiểm tra nhưng không hiệu quả
Đáng nói, trong quá trình triển khai dự án, đã có 7 đoàn kiểm tra không hiệu quả tại nhà máy ở Pháp là không cần thiết, gây lãng phí hơn 3 tỷ đồng.
Trong khi đó, trong quản lý chất lượng công trình cũng có sai sót, nhiều gói thầu tỷ lệ đá cấp phối thành phần hạt đá ba lát không đạt, bệ phản áp tại gói thầu CP2 sai thiết kế nhưng vẫn được hoàn công…
Về tiến độ của Dự án, hầu hết các khâu đều được chỉ ra là chậm. Gói thầu CS (Dịch vụ Tư vấn thiết kế kỹ thuật) thời gian chuẩn bị kế hoạch đấu thầu kéo dài 4 tháng, thời gian lựa chọn nhà thầu chậm 1 tháng và thực hiện Hợp đồng chậm 10 tháng. Gói thầu CS3 (Tư vấn hoàn thiện thiết kế kỹ thuật và thiết kế ga Lào Cai) thời gian chuẩn bị kế hoạch đấu thầu kéo dài 9 tháng, thời gian thực hiện Hợp đồng chậm 6 tháng.
Về sử dụng, quản lý nguồn vốn, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra, sau khi điều chỉnh tổng mức đầu tư, Bộ GTVT đã không tính thuế giá trị gia tăng cho Dự án điều chỉnh, trong khi đó sử dụng 138,355 tỷ đồng và 8.674.536 USD tiền thuế giá trị gia tăng chi vào cho các nội dung tăng thêm (GPMB, chi phí ban quản lý, chi khác...) mà không báo cáo cấp có thẩm quyền…
Kiểm điểm cá nhân, tập thể liên quan
Với những sai sót trên, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị, Ban Quản lý dự án đường sắt phải xử lý tài chính gần 585 tỷ đồng. Ngoài ra, Ban phải điểm rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến các sai sót, tồn tại trong việc lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật - dự toán; lựa chọn nhà thầu, thương thảo ký kết và thực hiện hợp đồng; quản lý tiến độ, chất lượng.
Ngoài ra, phải điều chỉnh sổ kế toán, báo cáo tài chính số liệu nguồn vốn ODA (khoản vay ADB) tăng 351.253.808 đồng do hạch toán sai tỷ giá sau khi có thông báo điều chỉnh ghi thu ghi chi ngân sách Nhà nước của Bộ Tài chính.
Kiểm toán Nhà nước cũng đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo tập thế, cá nhân có liên quan tố chức kiểm điểm, trong việc: lập, thẩm định tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư điều chỉnh không tính thuế GTGT cho dự án điều chỉnh trong khi đó sử dụng 138,355 tỷ đồng và 8.674.536 USD tiền thuế giá trị gia tăng chi vào cho các nội dung tăng thêm mà không báo cáo cấp có thẩm quyền.
Bộ GTVT chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Ban QLDA Đường sắt kiểm điểm, làm rõ và xử lý theo quy định đối với các nội dung không tuân thủ quy định của Bộ Tài chính và chỉ đạo của chủ đầu tư trong công tác quản lý chi phí công tác huy động công trường và quản lý điều hành thi công của các nhà thầu gói thầu CP1, CP2, CP3 và chi phí mua sắm thiết bị cho Tư vấn với giá trị 41,460 tỷ đồng và 257.273 USD; nghiệm thu khối lượng hoàn thành sai thiết kế gói CP2 với giá trị 2,054 tỷ đồng và 6.293 USD; việc ký kết, thực hiện hợp đồng gói thầu RP để xảy ra dư thừa 199,647 tỷ đồng mua sắm ray, ghi…
Dự án đường sắt Yên Viên – Lào Cai là tuyến đường sắt quan trọng phía Tây do Ban Quản lý dự án Đường sắt làm đại diện chủ đầu tư, được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư vào cuối tháng 9-2007 và điều chỉnh vào tháng 11-2011.
Tuyến đường đi qua địa phận các tỉnh thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của Dự án là 166,46 triệu USD tương đương 3.434 tỷ đồng, bao gồm: vốn vay ODA của Ngân hàng phát triển châu Á 60 triệu USD, vốn vay Cơ quan phát triển Pháp 32 triệu Euro, vốn vay của Tổng vụ Ngân khố Pháp 31 triệu Euro và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam 16,71 triệu USD.