Băn khoăn về đề xuất mức phạt liên quan đến giấy phép lái xe

ANTD.VN - Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ dự thảo s ửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt. Trong đó, Dự thảo Nghị định 100 sửa đổi đề xuất tăng mức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến việc sử dụng giấy phép lái xe. Cụ thể là việc chậm đổi bằng lái có thời hạn sẽ được nâng mức phạt so với hiện hành. Tuy nhiên, xung quanh nội dung này hiện đang có nhiều luồng ý kiến từ người dân và các chuyên gia.   

Cụ thể, hiện nay mức phạt đối với việc sử dụng giấy phép lái xe ôtô quá hạn 6 tháng từ 4 đến 6 triệu đồng. Tại dự thảo mới, mức phạt với người sử dụng giấy phép lái xe quá hạn dưới 3 tháng là từ 5 - 7 triệu đồng. Và trên 3 tháng không đổi bằng cũng như không có hoặc sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 10 - 12 triệu đồng. Đối với những lái xe, những người thường xuyên phải sử dụng đến bằng lái, và chịu ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bản thân.

Lý do này là chính đáng, ngành vận tải cần có thời gian phục hồi sau dịch bệnh. Các cơ quan chức năng cần cân nhắc đến thời gian áp dụng mức phạt mới phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Thế nhưng, việc đánh đồng mức phạt từ 10 đến 12 triệu đồng đối với việc chậm đổi bằng, ngang bằng mức phạt đối với hành vi sử dụng bằng không do cơ quan có thẩm quyền cấp, như chúng ta hay nói là dùng bằng giả hoặc không có bằng lái. Tính chất và mức độ nguy hiểm của 2 lỗi vi phạm này là hoàn toàn khác nhau, 1 lỗi thì có thể là do vô tình ... nhưng 1 lỗi thì chắc chắn là cố ý.

Không chỉ là tách biệt 2 hình thức vi phạm này mà các chuyên gia còn lưu ý, các cơ quan lập pháp cần phải điều chỉnh lại mức phạt đối với 2 hành vi này. Trong đó, mức phạt được đề xuất cho việc chậm đổi bằng lái đang được cho là quá nặng, còn hành vi cố ý dùng bằng giả, không có bằng lái những vẫn điều khiển phương tiện thì 10 – 12 triệu vẫn chưa tương xứng với hậu quả mà hành vi này có thể mang lại cho xã hội.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, việc đề xuất tăng mức phạt đối với các vi phạm giao thông cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng và mang tính khả thi. Chứ không phải là cứ tăng mức phạt, tăng cấp độ răn đe thì sẽ mang lại hiểu quả tích cực. Mục đích chính của việc xử phạt các lỗi vi phạm đó là giáo dục, nâng cao nhận thức ý thức người điều khiển phương tiện, qua đó giảm thiểu tai nạn. Chứ không phải là gây thêm nhiều khó khăn cho người tham gia giao thông.