CÔNG AN HÀ NỘI QUYẾT LIỆT XỬ LÝ VI PHẠM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG

Bài 3 (tiếp theo và hết): Quán triệt nghiêm túc và cụ thể hóa chỉ đạo của lãnh đạo Bộ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Chủ trương, chỉ đạo và những yêu cầu quyết liệt mà lãnh đạo Bộ Công an xác định rõ tại hội nghị tổng kết cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), được Công an Thủ đô đang và sẽ quán triệt, cụ thể hóa bằng những biện pháp bài bản, đồng bộ.

“Nâng” ý thức cho người dân

Có thể thấy, công tác đảm bảo, xử lý vi phạm TTATGT thời gian qua được lãnh đạo Bộ Công an đặc biệt quan tâm. Sau khi triển khai đợt cao điểm bằng Kế hoạch 229, Bộ đã có Điện số 76 chỉ đạo các giải pháp bảo đảm TTATGT, đồng thời bổ sung nội dung, biện pháp cụ thể thực hiện có hiệu quả và yêu cầu chấn chỉnh công tác tuần tra kiểm soát của lực lượng CSGT.

Phương tiện chở vật liệu quá tải bị kiểm tra

Phương tiện chở vật liệu quá tải bị kiểm tra

Theo ghi nhận của lãnh đạo Bộ, trong 3 tháng thực hiện cao điểm, nhiều đơn vị CSGT của Công an các địa phương đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức, tư duy, xuất hiện nhiều hình ảnh đẹp của người chiến sĩ CSGT. Nhiều địa phương đã ban hành những kế hoạch ở cấp tỉnh, cấp huyện, chỉ đạo hệ thống chính trị, công chức, người dân chấp hành những quy định về đảm bảo TTATGT.

Lực lượng CSGT đã vận động nhiều doanh nghiệp tự giác tháo, dỡ, cắt thành thùng phương tiện vi phạm; Phối hợp với các trung tâm đăng kiểm để xử lý triệt để đối với những vi phạm này…

Theo chỉ huy Phòng CSGT CATP Hà Nội, quá trình tiếp xúc, tuyên truyền và xử lý vi phạm, nhận thức của người người đã chuyển biến rõ; đã nhận ra hành vi của mình là gian dối, phá hoại hạ tầng giao thông. Thông qua triển khai chuyên đề xử lý phương tiện quá khổ, quá tải, nồng độ cồn… của CSGT, đã tạo bình đẳng cho các doanh nghiệp, đem lại bình yên cho nhân dân, giảm bớt những ám ảnh về phương tiện vận tải này.

Nhìn thẳng tồn tại, phát huy sáng kiến trong đảm bảo TTATGT

Bên cạnh những kết quả, chuyển biến bước đầu, lãnh đạo Bộ Công an đã nhắc nhở, chỉ rõ nhiều tồn tại; và với Công an Hà Nội, đây là những vấn đề mà toàn lực lượng sẽ tự “soi”,và điều chỉnh sớm trong thời gian tới.

Phải phát huy được sức mạnh tổng lực tham gia đảm bảo TTATGT

Phải phát huy được sức mạnh tổng lực tham gia đảm bảo TTATGT

Đó là vẫn có đơn vị thụ động trong đề xuất, báo cáo, giải pháp. Đó là vẫn có những địa phương chưa huy động được sức mạnh tổng hợp tham gia “chiến dịch” đảm bảo TTATGT. Phải thấy được rằng, cần huy động sức mạnh toàn hệ thống chính trị các cấp vào cuộc, và mục tiêu không chỉ gói gọn trong cao điểm mà phải làm thường xuyên, quyết tâm, thì mới tạo nên văn hóa giao thông đến người dân.

Chỉ đạo của lãnh đạo Bộ mà CATP Hà Nội nhận thức thấu đáo, đó là không giấu giếm tình hình, tuyệt đối tránh hình thức, thì mới mong chuyển biến tích cực, thực chất, có chiều sâu và mang lại kết quả cao nhất trong công tác đảm bảo TTTAGT.

Lực lượng CSGT kiểm tra trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Lực lượng CSGT kiểm tra trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Không thể thiếu ở đây, là vai trò của Thủ trưởng các đơn vị; nếu người đứng đầu không quyết liệt thì sẽ khó có thể đạt được kết quả cao. Thủ trưởng đơn vị phải trực tiếp, tập trung tháo gỡ, chỉ đạo, nắm và “trị” đúng những vi phạm trong thực hiện kế hoạch đảm bảo TTATGT trên địa bàn.

“Ba tháng cao điểm chỉ là sự khởi đầu”, tinh thần ấy của lãnh đạo Bộ, của Ban Giám đốc CATP Hà Nội quán triệt rõ bằng nhận thức tuyệt đối không được có tư tưởng “bằng lòng”, thỏa mãn với kết quả đạt được, từ đó buông lỏng, để tái diễn vi phạm.

Các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT, trong đó lấy người dân làm trọng tâm và là chủ thể của công tác này. Thông qua hoạt động nghiệp vụ, chủ động nhận diện những tồn tại, bất cập trong công tác tổ chức giao thông, các “điểm đen” về TNGT để kiến nghị khắc phục; Sử dụng tối đa và có hiệu quả các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện hành vi vi phạm, phòng ngừa TNGT…

Đổi mới tư duy, không “chạy” theo phong trào

Tại hội nghị tổng kết 3 tháng cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm TTATGT vừa qua, tôi rất tâm đắc với những vấn đề lâu nay luôn được Ban Giám đốc CATP quán triệt toàn lực lượng Công an Thủ đô và lực lượng CSGT nói riêng. Đó là từng đồng chí lãnh đạo, chỉ huy lực lượng CSGT phải đổi mới về tư duy, nhận thức về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng CSGT; nghiêm túc, gương mẫu đi đầu trong công việc, chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật, quy trình, chế độ công tác, điều lệnh CAND. CBCS phải đồng lòng, chung sức xây dựng lực lượng CSGT “Kỷ cương, kỷ luật, trong sạch, vững mạnh, gương mẫu, trách nhiệm, vì nhân dân phục vụ”.

Không chỉ trong đợt cao điểm mà tới đây, lĩnh vực đảm bảo TTATGT trên địa bàn Thành phố, CBCS phòng CSGT quyết tâm và thực chất trong hành động, để tạo bước chuyển biến tích cực, rõ nét nhất.

(Đại tá Trần Đình Nghĩa – Trưởng phòng CSGT CATP Hà Nội)

Giải bài toán “địa bàn rộng, nhân lực mỏng”

Theo chức năng nhiệm vụ, CSGT là chủ công xử lý phương tiện cơi nới và người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn. Hai Bà Trưng là quận “lõi”, có các tuyến giáp ranh, nối sang nhiều quận, huyện, nên thường xuyên phải đối mặt với bài toán cán bộ CSGT ít, khó để kiểm soát hết vi phạm.

Trước thực trạng đó, trên cơ sở làm tốt công tác điều tra cơ bản, chúng tôi “chọn” vấn đề “nóng” để làm. Như công tác xử lý vi phạm cồn, Công an quận thành lập nhiều tổ công tác gồm liên quân CSGT-TT, Cảnh sát hình sự, Ma tuý, và đến địa bàn phường nào thì đề nghị phường cử cán bộ phối hợp. Qua đó đảm bảo quân số và sức mạnh trong xử lý vi phạm.

Đối với xe cơi nới thành thùng, ngoài việc tuần tra kiểm soát xử lý, Công an quận đã tập huấn 18 Công an phường nhận biết xe cới nới thành thùng; và đề nghị Công an phường tiếp tục điều tra cơ bản; thường xuyên tuyên truyền, kiểm tra, nếu phát hiện sẽ yêu cầu chủ phương tiện tự tháo, cắt. Hàng ngày, đội CSGT-TT cử cán bộ xuống phường để đi kiểm tra tại cơ sở, một mặt phát hiện vi phạm, mặt khác hướng dẫn thêm chuyên môn cho Công an cơ sở...

(Đại úy Nguyễn Văn Kiệt – Đội trưởng đội CSGT-TT Công an quận Hai Bà Trưng)

Nhiệm vụ trọng tâm, liên tục và quyết liệt

Kiểm tra, xử lý vi phạm TTATGT là công việc của CSGT, và trong “gói” công việc ấy, từ thực tế địa bàn, chúng tôi xác định rõ việc tuyên truyền, xử lý vi phạm xe quá khổ, quá tải; người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia, chất kích thích, là trọng tâm, liên tục, phải làm quyết liệt.

Đợt cao điểm của Bộ kéo dài từ trung tuần tháng 6 đến trung tuần tháng 9; và ngay sau đó, tính từ ngày 15-9 đến 14-10, Đội CSGT số 14 đã xử lý 99 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 57 trường hợp chở quá khố, quá tải…

Cùng với việc triển khai mạnh những giải pháp, biện pháp thuộc các chuyên đề xe quá khổ, quá tải, nồng độ cồn, chúng tôi phối hợp với Công an các địa phương để kịp thời trao đổi thông tin về phương tiện vi phạm bị xử lý, hoặc có dấu hiệu nghi vấn cải tạo, cơi nới thành thùng. Quan điểm đặt ra là vi phạm phải được ngăn chặn, xử lý từ gốc.

(Thiếu tá Phạm Đức Hoàng – Đội trưởng đội CSGT số 14, phòng CSGT CATP Hà Nội)

Giám sát ý thức, hành vi của chủ phương tiện

Thực tiễn công tác xử lý vi phạm xe chở quá khổ, quá tải cho thấy, mấu chốt ở đây là ý thức, nhận thức của chủ phương tiện, chủ doanh nghiệp có xe tham gia hoạt động vận tải. Vì lợi nhuận, họ có thể “vờ” chấp hành, tạm dừng hoạt động trong thời gian cao điểm. Sau đó, họ sẽ tìm mọi cách để đối phó, tái diễn vi phạm.

Cách làm của chúng tôi là điều tra cơ bản thật kỹ, không chỉ ngay tại huyện mà cả các địa phương thường xuyên có phương tiện hoạt động qua địa bàn; từ đó tăng cường giám sát, tuyên truyền, nhắc nhở, xử lý các trường hợp cố tình cơi nới thành, thùng xe. Sẽ hình thành cơ chế thông tin, phối hợp giải quyết từ xã đến đội nghiệp vụ. Trước mắt, phải đạt mục tiêu phương tiện của công dân trên địa bàn huyện sẽ không vi phạm cơi nới, chở quá tải…

(Trung tá Nguyễn Đình Hùng – Đội trưởng đội CSGT-TT Công an huyện Thanh Trì)