"Bạch tuộc" sa mạc sống cả nghìn năm có từ thời khủng long

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Theo các nhà khoa học, cây bách lan đã có mặt trên trái đất từ thời khủng long. Một số cây lớn nhất được cho là đã sống hơn 3.000 năm với 2 lá phát triển ổn định từ đầu thời kỳ đồ sắt.
Cây bách lan có tên khoa học là Welwitschia mirabilis là loài cây duy nhất trên thế giới chỉ có 2 chiếc lá
Nó chỉ mọc ở sa mạc Namib ở Namibia – 1 trong những sa mạc khô cằn nhất thế giới
Cây bách lan là cây bụi thân gỗ thường cao chưa đến 1 mét, có ngoại hình xấu xí.
Như các loài cây hạt trần khác, bách lan không có hoa và sinh sản bằng nón đực và nón cái
Sở dĩ loài cây này có thể sinh sống được điều kiện cực hạn bởi những chiếc lá phân mảnh có dạng giống bạch tuộc
Cây già nhất còn tồn tại khoảng 2.000 năm tuổi. Vì vậy, nó có biệt danh là "hóa thạch sống"
Ở Namibia, bách lan đã được đưa vào quốc huy với tư cách là một loài cây biểu tượng của quốc gia này.
Lá của chúng không bao giờ rụng và mọc liên tục trong suốt cuộc đời của cây.
Do khí hậu khô cằn và sự bào mòn của cát ở sa mạc nên những chiếc lá của bách lan bị xé thành nhiều dải dài.
Lá của bách lan còn có thể điều chỉnh sắc tố. Ví dụ như trời nóng, lá sẽ có nhiều sắc tố đỏ để bảo vệ cây trước bức xạ của Mặt trời
Việc nghiên cứu gene của bách lan có thể giúp con người tạo ra những loại cây trồng sống khỏe và cần ít nước hơn