[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo

ANTD.VN - Từ lâu, cứ đến 23 tháng Chạp hằng năm, mọi gia đình Việt lại tất bật chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo về trời, cầu mong một năm mới bình an. Đây được coi là một tín ngưỡng văn hóa dân gian tốt đẹp và giàu tính nhân văn của dân tộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết những ý nghĩa đặc biệt của phong tục này. 
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
Người Việt luôn mang trong mình niềm tin về vị thần Táo quân ngự trị nơi nhà bếp. Dân gian thường gọi các vị này là vua Bếp
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
Nói về nguồn gốc của Táo quân, mọi người hay nhắc đến truyện “Sự tích ông đầu râu” hay “Sự tích vua Bếp” với rất nhiều dị bản khác nhau
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm trong sách “Cơ sở Văn hóa Việt Nam”, ông viết rằng, ngày xưa có đôi vợ chồng nghèo, vì mất mùa, người chồng đi làm ăn xa, nhiều năm bặt tin không về. Người vợ nghĩ chồng không còn nên đã để tang và nối duyên với người khác
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
Một ngày kia, người chồng cũ bỗng quay trở về. Sợ điều tiếng, người vợ mang cơm rượu cho chồng cũ ăn và bảo anh ta ra đống rơm núp tạm. Đúng lúc này, người chồng mới đi làm về, vào bếp lấy tro bón ruộng nhưng không thấy, bèn đốt đống rơm, vô tình giết người chồng cũ
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
Chứng kiến chồng cũ chết oan uổng, người vợ thương xót nên nhảy vào lửa chết cùng. Người chồng mới thấy vậy, thương vợ nên cũng nhảy vào lửa chết theo dù chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện như thế nào
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
Cảm thương trước tấm lòng tình nghĩa của 3 người, trời đã phong cho họ làm vua Bếp để có thể mãi mãi gần nhau. Trong đó, người chồng mới là Thổ Công trông nom việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà và người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
Đặc biệt, trong lễ cúng ông Công ông Táo, bao giờ cũng phải có cá chép. Bởi theo quan niệm dân gian, cá chép sẽ hóa rồng để đưa Táo quân lên chầu trời. Ngoài ra, đây còn là biểu tượng của sự đoàn kết, tinh thần vươn tới thành công, thịnh vượng của người Việt
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
Ngày nay, đa số mọi người thường dùng cá chép giấy, sau đó đem đi hóa cùng mũ áo. Một số gia đình lại lựa chọn cách phóng sinh cá chép thật để tiễn Táo quân về trời và cầu may mắn
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
Đây là một tập tục tốt đẹp của dân tộc, thể hiện sự nhân văn và đề cao tính thiện lương của con người. Việc dùng cá chép thật tiễn Táo quân lên trời cũng mang ý nghĩa tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
Tục cúng ông Công ông Táo hằng năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với mọi nhà. Đây chính là những vị thần định đoạt phước đức cho gia chủ, đồng thời, ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
Từ xa xưa, người dân đã luôn thành kính phụng thờ, tin tưởng vào thần lực của các vị Táo quân. Họ thường nghĩ đến Táo quân khi trong nhà xảy ra những việc không suôn sẻ
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
Được biết, Táo quân là vị thần theo sát cuộc sống của mọi người nhất với vai trò là tay chân của Ngọc Hoàng
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
Thường ngày, Táo quân ghi lại những công tội, tốt xấu của các thành viên trong gia đình. Đến đúng 23 tháng Chạp hằng năm, Táo quân sẽ lên chầu trời để báo cáo mọi việc với Ngọc Hoàng, làm cơ sở để thưởng cho cái tốt và phạt cái xấu
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm, một năm bắt đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp. Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình để đón năm mới. Như vậy, hệ thống lễ Tết tạo thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
Xét trong mối quan hệ giữa Thổ Công (địa thần) với ông bà tổ tiên (nhân thần), Thổ Công được coi là vị thần quan trọng vì định đoạt phúc họa trong gia đình. Tuy nhiên, ông bà tổ tiên có công sinh thành nên được tôn kính nhất
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
Trên bàn thờ, tổ tiên luôn ngự ở gian giữa, còn Thổ Công thì ngự ở bên trái. Vì theo Ngũ hành, bên trái – phương Đông là nơi quan trọng thứ hai sau trung tâm
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
Tuy địa vị kém nhân thần nhưng quyền lực lớn hơn nên Thổ Công được coi là “Đệ nhất gia chi chủ”
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo
[ẢNH] Ý nghĩa đặc biệt của phong tục thờ cúng ông Công ông Táo