[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai: "Vỏ nhựa" và "Biết tự quay về"

ANTD.VN - Thiết kế của các loại tên lửa hành trình chống hạm trong tương lai có lẽ ngoài yêu cầu đánh lừa được hệ thống phòng không đối phương sẽ phải có thêm cả tính năng "lách qua" các hiệp ước quốc tế.

 

[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
Hiện nay tên lửa hành trình đối hạm cận âm vẫn được các quốc gia thuộc khối NATO ưu tiên phát triển vì cho rằng nó có nhiều ưu điểm hơn hẳn dòng tên lửa siêu âm như Moskit hay Yakhont của Nga.
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
Tốc độ cận âm cho phép chúng duy trì quỹ đạo bay thấp trong gần như suốt hành trình, thay vì phải dùng chế độ cao-thấp để đạt tầm bắn tối đa như tên lửa siêu âm.
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
Ngoài ra tốc độ vừa phải cũng giúp tên lửa cận âm thực hiện được những thao tác vận động phức tạp thay vì một đường bay gần như thẳng tắp của tên lửa siêu âm.
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
Theo một vài thông tin được công bố, một tên lửa cận âm như Uran hay Exocet chỉ có thể bị phát hiện từ cự ly 15 km so với trên 30 km của tên lửa siêu âm như Moskit, nhưng đối với một tên lửa đặc biệt như NSM của Na Uy thì khoảng cách này còn thấp hơn rất nhiều.
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
Điểm độc đáo nhất của NSM đó là loại tên lửa này được trang bị lớp "vỏ nhựa" làm từ vật liệu composite có độ bền cao.
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
Lớp vỏ đặc biệt này giúp NSM gần như vô hình tuyệt đối trước radar đối phương, cả loại sóng dài lẫn sóng ngắn. Bên cạnh đó vật liệu composite còn bộc lộ hồng ngoại cực thấp, vô hiệu hóa cả những khí tài trinh sát ảnh nhiệt.
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
Hiện tại gần như chưa có phương tiện trinh sát hay cảnh giới nào đủ nhạy để có thể dẫn đường các loại vũ khí tấn công chính xác tiêu diệt tên lửa NSM.
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
Để chống lại nó, chiến hạm gần như chỉ có một phương thức phòng thủ duy nhất đó là dựa vào các khí tài quang học vốn có tầm hoạt động ngắn và độ tin cậy còn nhiều hạn chế.
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
Có thể nói, sự ra đời của tên lửa Naval Strike Missile đã thay đổi hoàn toàn "luật chơi" trong hải chiến hiện đại.
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
Sau mìn chống bộ binh, trong tương lai rất có thể mọi tên lửa đối hạm cũng sẽ được trang bị lớp "vỏ nhựa" tương tự như NSM để tăng khả năng tàng hình trước các phương tiện trinh sát của đối phương.
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
Ngoài thiết kế "vỏ nhựa", một hướng đi khác được áp dụng trên tên lửa BrahMos rất có thể sẽ trở thành xu thế được các nhà sản xuất học tập để triển khai cho phiên bản xuất khẩu.
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ thông báo họ đang tìm cách chế tạo phiên bản tên lửa hành trình chống hạm siêu âm "BrahMos biết tự quay về" nếu không tìm thấy mục tiêu.
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
Ý tưởng trên nghe qua sẽ thấy vô cùng phi lý. Tên lửa quay về sẽ được thu hồi bằng cách nào, nó sử dụng dù hãm hay một phương thức tiếp đất khác? Nhưng ẩn ý sâu xa của Ấn Độ có thể không phải đơn giản như vậy.
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR) đề ra ràng buộc đối với các quốc gia xuất khẩu vũ khí rằng họ không được phép bán cho nước ngoài tên lửa có tầm bắn trên 300 km và mang đầu đạn quá 500 kg.
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
Do vậy tên lửa P-800 Oniks (nguyên mẫu của BrahMos) có tầm bắn tới 500 km nhưng ở phiên bản xuất khẩu Yakhont, tầm bắn bị Nga giới hạn xuống chỉ còn 290 km.
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
Ấn Độ với tiềm lực khoa học công nghệ của mình chắc chắn sẽ muốn có phiên bản BrahMos đầy đủ tầm bắn, vì vậy họ đã sử dụng bức bình phong bằng chương trình "Tên lửa biết quay về khi không tìm thấy mục tiêu".
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
Quãng đường tên lửa Brahmos bay hết tầm như hiện nay là 290 km, nếu muốn quay về nó sẽ phải đủ nhiên liệu để hành trình thêm ít nhất 290 km nữa.
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu tên lửa không quay về mà lại tiếp tục bay tới, đó là Ấn Độ sẽ có một tên lửa hành trình đối hạm tầm xa với tầm bắn trên 500 km, ngang với phiên bản nội địa Oniks của Nga.
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
Đây là chiêu thức cực kỳ khôn ngoan của Ấn Độ, mở ra cách "lách luật" đối với nhà sản xuất, do vậy khả năng cao trong tương lai sẽ xuất hiện nhiều dòng tên lửa hành trình chống hạm "biết tự quay về".
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai:
[ẢNH] Xu thế tên lửa chống hạm tương lai: