[ẢNH] "Xe tăng bay" Mi-24A của quân tình nguyện Việt Nam từng làm Khmer Đỏ kinh hoàng bạt vía

ANTD.VN - Cho đến thời điểm hiện tại, Mi-24A vẫn là dòng trực thăng tấn công duy nhất mà quân đội nhân dân Việt Nam từng trang bị. Đây chính là một trong số các loại vũ khí gây kinh hoàng cho Khmer Đỏ.
[ẢNH]
Vào cuối những năm 1970, Việt Nam được Liên Xô viện trợ một số trực thăng vũ trang gồm biến thể Mi-24A, đây là loại máy bay trực thăng tấn công đúng nghĩa mà Việt Nam từng trang bị.
[ẢNH]
Ngày 11-01-1980 phi đội trực thăng vũ trang đầu tiên của Không quân Việt Nam được thành lập mang phiên hiệu phi đội 304 thuộc Trung đoàn 916.
[ẢNH]
Cuối tháng 10-1984, 7 tổ bay trực thăng vũ trang Mi-24 của Trung đoàn 916 cơ động di chuyển từ sân bay Hòa Lạc vào Tân Sơn Nhất phối hợp cùng với lực lượng của Trung đoàn không quân 917 làm nhiệm vụ truy quét quân Khmer Đỏ giúp nhân dân Campuchia bảo vệ thành quả cách mạng.
[ẢNH]
Tốc độ nhanh, hỏa lực mạnh, những chiếc trực thăng tấn công Mi-24 của Không quân nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt rất nhiều tiền đồn, các căn cứ của quân Khmer đỏ khiến chúng kinh hồn bạt vía mỗi khi nghe tiếng trực thăng Mi-24 của Không quân Việt Nam đang bay đến.
[ẢNH]
Hình ảnh các trực thăng tấn công Mi-24A đang được bảo quản tại sân bay quân sự của quân đội Việt Nam.
[ẢNH]
Trực thăng Mi-24A đóng góp lớn trong chiến thắng tại cuộc chiến tranh biên giới Tây - Nam cũng như công cuộc hỗ trợ của Việt Nam dành cho nhân dân Campuchia.
[ẢNH]
Hiện nay những chiếc trực thăng này đã hết niên hạn sử dụng và được Việt Nam đưa vào diện niêm cất, một số khác được trưng dụng cho viện bảo tàng.
[ẢNH]
Trước khi AH-64 có mặt tại Singapore để biến nước này thành quốc gia có lực lượng trực thăng tấn công mạnh nhất Đông Nam Á thì Việt Nam từng giữ danh hiệu này với trực thăng tấn công Mi-24A.
[ẢNH]
Mi-24 được tập đoàn quân sự Mil Moscow nghiên cứu và phát triển từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX và đưa vào sử dụng trong quân đội Xô Viết từ năm 1972, loại trực thăng này được sản xuất với khá nhiều biến thể bao gồm Mi-24A/BM|BMT/U.
[ẢNH]
Biến thể 24A có buồng lái với các mặt cắt, tuy vậy nó vẫn bố trí kiểu phi công ngồi thẳng hàng với phi công ngồi trước và hoa tiêu ngồi sau. Sau này các biến thể Mi-24D/P/PK/PN/PS, Mi-25, Mi-35/35M/35P có buồng lái hình giọt nước cho tầm quan sát mạnh tốt hơn.
[ẢNH]
Vào cuối những năm 1970, Việt Nam được Liên Xô viện trợ một số trực thăng vũ trang gồm biến thể Mi-24A. Điều này khiến cho Việt Nam trở thành quốc gia có lực lượng trực thăng tấn công mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
[ẢNH]
Uy lực của Mi-24A lớn hơn nhiều so với những chiếc UH-1 chiến lợi phẩm thu được từ tay quân đội Việt Nam Cộng hòa.
[ẢNH]
Vũ khí trang bị của trực thăng Mi-24A bao gồm súng máy 12,7 mm ở đầu mũi và 4 cụm bệ phóng rocket (8 - 16 ống) loại S-5 cỡ 57 mm.
[ẢNH]
Kèm theo đó là 4 tên lửa chống tăng có điều khiển AT-2 trên 3 giá treo nằm ở 2 cánh nhỏ trên thân.
[ẢNH]
Tên lửa chống tăng AT-2 được khai hỏa từ cánh trực thăng Mi-24A.
[ẢNH]
Việt Nam còn tiến hành lắp đặt thành công rocket Hydra 70 do Mỹ sản xuất lên trực thăng tấn công Mi-24.
[ẢNH]
Việc kết hợp này cho thấy sự tài tình của những kỹ sư quốc phòng Việt Nam, vừa tiết kiệm được chi phí, trong khi vẫn tận dụng được số lượng lớn vũ khí sau chiến tranh Việt Nam.
[ẢNH]
Sau khi Mi-24A nghỉ hưu, hiện vẫn chưa có loại trực thăng tấn công nào đúng nghĩa để trám vào vị trí này, thay vào đó Việt Nam vẫn sử dụng trực thăng vận tải Mi-8/17 để vũ trang thành trực thăng tấn công hạng nhẹ.
[ẢNH]
Lúc mới bắt đầu giai đoạn thiết kế Mi-24, Liên Xô đã tham khảo hoạt động của trực thăng Mỹ tại Việt Nam, đặc biệt là phiên bản UH-1 Gunship trang bị rocket, súng máy, súng phóng lựu để yểm trợ hỏa lực mặt đất.
[ẢNH]
Lúc đầu Liên Xô dự tính vũ trang cho trực thăng Mi-4 sẵn có trong kho nhưng họ sớm nhận ra cách làm này chỉ mang tính tạm thời chứ không phải là một sự lựa chọn hoàn hảo.
[ẢNH]
Cục thiết kế Mil, đứng đầu là Mikhail Mil nhận nhiệm vụ thiết kế một loại trực thăng vũ trang mới với các tiêu chuẩn như hai động cơ, hỏa lực mạnh nhưng giáp cũng phải dày để có thể áp đảo mặt đất và khả năng sống sót cao trên chiến trường.
[ẢNH]
Yêu cầu chính thức được đưa ra ngày 6-5-1968. Đến tháng 2-1969, thiết kế của Mil (sau này là Mi-24) được chấp thuận.
[ẢNH]
Quá trình phát triển Mi-24 cũng thu thập những kinh nghiệm có được từ dòng trực thăng huyền thoại Mi-8 ra đời trước, đó là động cơ cũng như chỉnh sửa một chút ở cánh quạt chính gắn với khoang lái hai người ngồi kiểu trước - sau, nối tiếp là cabin chở lính.
[ẢNH]
Mi-24 là thiết kế hoàn toàn mới trong đó thuôn gọn dần về phía đầu khiến đối phương phải đối mặt một mục tiêu nhỏ nhất có thể khi gặp Mi-24 ở hướng trực diện.
[ẢNH]
Chuyến bay đầu tiên của Mi-24 diễn ra ngày 19-1-1969, quá trình thử nghiệm đã rút ra nhiều kinh nghiệm cũng như tích hợp thêm nhiều thành phần mới như chỉnh hướng cánh quạt chính, lắp thêm cánh mang vũ khí đặc biệt chỉ có ở Mi-24. Hình ảnh trực thăng Mi-24A của Việt Nam.
[ẢNH]
Đến năm 1972, thiết kế hoàn thiện được chấp nhận đưa vào sản xuất và biên chế trong quân đội Liên Xô, bắt đầu con đường trở thành cỗ máy chiến tranh đáng nhớ nhất và dễ nhận ra nhất của Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
[ẢNH]
Năng lực chiến đấu đáng kính nể của Mi-24 trở thành mối lo âu không hề nhỏ cho các nhà hoạch định chiến lược của khối NATO. Phiên bản Mi-24A đầu tiên được sản xuất với số lượng ít nhất 200 chiếc trong 5 năm.
[ẢNH]
Nhưng những ai quan tâm dòng Mi-24 hẳn sẽ để ý một sự thay đổi, không phải quá nhiều nhưng cũng thể hiện sự khác biệt khá rõ rệt khi nhìn vào chiếc Mi-24 đó là khoang lái.
[ẢNH]
Sau một thời gian hoạt động thực tế, khoang lái của Mi-24 đã được thiết kế lại thành hai phần riêng biệt, được bo tròn chứ không vuông vức như Mi-24A cũ, ưu điểm của thiết kế này là tăng khả năng quan sát đồng thời giúp chống hỏa lực từ mặt đất tốt hơn. Hiện nay phiên bản mới nhất của dòng trực thăng này mang mã hiệu Mi-35 vẫn đang được Nga sản xuất và tiếp thị rộng rãi trên thị trường xuất khẩu.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]