[ẢNH] Vũ khí mới khiến "Quái vật biến hình" Stryker Mỹ dễ dàng hạ T-90 bằng 1 phát bắn

ANTD.VN - Bằng cách tích hợp tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin lên xe thiết giáp chở quân Stryker M1126 ICV, lực lượng phản ứng nhanh của Quân đội Mỹ đã có trong tay một phương tiện cực kỳ lợi hại.
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
M1126 ICV là chiếc xe thiết giáp chở quân bánh lốp xương sống của lực lượng phản ứng nhanh quân đội Mỹ, các Lữ đoàn Stryker sẽ là những đơn vị đầu tiên có mặt tại điểm nóng trên toàn cầu.
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
Để tối ưu hóa cho hoạt động vận chuyển bằng máy bay vận tải, hỏa lực của M126 ICV khá khiêm tốn khi chỉ được trang bị súng máy 12,7 mm, dẫn đến yêu cầu chế tạo các phiên bản hỏa lực mạnh đi kèm.
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
Các phiên bản hỏa lực mạnh đáng chú ý của M1126 ICV đầu tiên chính là M1128 MGS, phương tiện này được gọi là xe yểm trợ hỏa lực mang vũ khí hạng nặng.
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
M1128 MGS được tích hợp tháp pháo tự động không người điều khiển, trên đó trang bị khẩu pháo chính M68 cỡ 105 mm và có khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng.
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
Mặc dù khá lợi hại nhưng M1128 MGS vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi đối mặt với các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại vì khẩu pháo 105 mm của nó yếu hơn nhiều so với pháo 120/125 mm.
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
Điều đó đã dẫn tới việc ra đời phiên bản Stryker M1134 ATGM, đây là chiếc xe chống tăng tự hành đúng nghĩa của các đơn vị phản ứng nhanh quân đội Mỹ.
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
Trên nóc xe thiết giáp M1134 ATGM có một giá phóng nhỏ, bên trái tương thích 2 tên lửa chống tăng có điều khiển BGM-71 TOW cùng với cơ cấu ngắm bắn bố trí bên phải.
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
Khả năng diệt tăng của M1134 ATGM đã tốt hơn hẳn M1128 MGS nhưng nó vẫn gặp hạn chế khi đối đầu các xe tăng hiện đại ví dụ như T-90 của Nga, nhất là sau màn thể hiện tại chiến trường Syria.
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
Trước tình hình trên và để đơn giản hóa công tác vận hành, Mỹ không chế tạo một phiên bản Stryker thế hệ mới mà quyết định tích hợp cho biến thể M1126 ICV vũ khí mới.
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
Đó chính là tên lửa chống tăng có điều khiển FGM-148 Javelin, một ống phóng tên lửa sẽ được gắn kết vào tháp súng máy tự động bố trí trên nóc xe.
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
Với tên lửa chống tăng Javelin, giờ đây kể cả phiên bản thiết giáp Stryker đơn giản nhất cũng có thể dễ dàng tiêu diệt gọn một xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại như T-90 bằng duy nhất 1 phát bắn.
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
Với cơ chế đánh đột nóc, tên lửa Javelin khiến cho các lớp giáp phản ứng nổ trở nên vô tác dụng, nó cũng miễn nhiễm hoàn toàn trước "đôi mắt đỏ" - đèn nhiễu OTShU-1-7 của xe tăng T-90.
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
Sau khi thử nghiệm trên M1126 ICV, khả năng rất cao là tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin sẽ được sử dụng để nâng cấp phiên bản M1134 ATGM.
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
Khi đó các đơn vị đổ bộ đường không của quân đội Hoa Kỳ sẽ có trong biên chế một loạt các phương tiện thiết giáp cực kỳ lợi hại, đủ sức giải quyết mọi thách thức trên chiến trường.
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
[ẢNH] Vũ khí mới khiến
[ẢNH] Vũ khí mới khiến