[ẢNH] Vì sao "Rồng lửa" S-300PM Armenia lại dễ dàng bị phá hủy bởi UAV nhỏ bé?

ANTD.VN - Do được thiết kế để tiêu diệt máy bay chiến đấu hoặc tên lửa hành trình ở tầm trung và cao nên "Rồng lửa" S-300PM lại rất dễ tổn thương trước các cuộc tấn công từ UAV cảm tử đối phương. 

"Hôm 29-9 trong đợt giao tranh ở khu vực Shushakend thuộc quận Khojavend, giáp ranh với Karabakh, một hệ thống tên lửa phòng không S-300 của kẻ thù đã bị vô hiệu hóa", Bộ Quốc phòng Azerbaijan hôm nay ra tuyên bố cho biết.

Quân đội Azerbaijan sau đó cho biết họ đã sử dụng UAV cảm tử để tiêu diệt hệ thống S-300, một trong những vũ khí phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay.

"Tin tình báo của chúng tôi cho thấy các hệ thống S-300 bảo vệ không phận thủ đô Yerevan của Armenia đã rời vị trí trực chiến và đang cơ động đến vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh bị chiếm đóng. Chúng tôi tuyên bố chúng sẽ chịu chung số phận với những khí tài quân sự của Armenia bị phá hủy tại đây", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Azerbaijan Vagif Dargahli phát biểu.

Những hình ảnh công bố sau đó cho thấy, UAV theo dõi tổ hợp S-300 trong thời gian ngắn trước khi lao xuống. Hình ảnh dừng lại chỉ vài tích tắc trước thời điểm va chạm, cho thấy nhiều khả năng đòn đánh được thực hiện bởi UAV tự sát.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan sau đó cũng công bố video với tiêu đề "phá hủy các hệ thống radar đối phương", cho thấy cảnh một đài radar 36D6 bị tiêu diệt khi không hoạt động.

Lực lượng phòng không Armenia được biên chế ít nhất 4 đơn vị tên lửa phòng không tầm xa S-300PM, mỗi đơn vị gồm hai tiểu đoàn trang bị 8 xe phóng với 32 quả đạn có tầm bắn 150 km trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan đã bước sang ngày thứ tư, bất chấp những lời kêu gọi ngừng bắn từ Nga, Mỹ và nhiều nước, tổ chức quốc tế. Xung đột vũ trang nổ ra từ ngày 27-9 khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương, đánh dấu cuộc đụng độ tồi tệ nhất sau khi hai nước đồng ý ngừng bắn tháng 5-1994

Nagorno-Karabakh nằm trong khu vực lãnh thổ phía tây nam Azerbaijan, song phần lớn dân tỉnh này là người Armenia, vốn chiếm thiểu số và luôn tìm cách ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia. Phần lớn diện tích vùng Nagorno-Karabakh hiện do lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát.

Việc xung đột leo thang khiến các bên triển khai các loại vũ khí mạnh nhất của mình trong đó có hệ thống tên lửa phòng không S-300PM.

Dù được phát triển từ những năm 1990 nhưng S-300PM vẫn được trang bị rất mạnh khi cùng lúc nhiều loại radar tối tân, bao gồm đài radar trinh sát tầm xa như 64N6E, 96L6E và 36D6, giúp phát hiện mục tiêu ở cự ly xa tới 360km; radar trinh sát độ cao thấp 76N6; radar điều khiển hỏa lực 30N6E sử dụng để dẫn đường điều khiển với radar dẫn đường bán chủ động giai đoạn cuối.

Dù được phát triển từ những năm 1990 nhưng S-300PM vẫn được trang bị rất mạnh khi cùng lúc nhiều loại radar tối tân, bao gồm đài radar trinh sát tầm xa như 64N6E, 96L6E và 36D6, giúp phát hiện mục tiêu ở cự ly xa tới 360km.

Radar trinh sát độ cao thấp 76N6; radar điều khiển hỏa lực 30N6E sử dụng để dẫn đường điều khiển với radar dẫn đường bán chủ động giai đoạn cuối.

Sau khi xác nhận mục tiêu, xe chỉ huy gửi lệnh bắn tới radar điều khiển hỏa lực. Ngay sau đó, các xe phóng ở tình trạng sẵn sàng, với khoảng cách đến mục tiêu phù hợp nhất sẽ nhận lệnh khai hỏa tên lửa vào mục tiêu.

Trong trường hợp mục tiêu là các máy bay hiện đại bậc nhất thế giới, các tổ hợp S-300PM có thể tấn công mục tiêu bằng cách phóng liên tiếp 2 tên lửa để gia tăng độ chính xác. Tên lửa đầu tiên sẽ được phóng bởi trắc thủ, trong khi tên lửa thứ 2 sẽ được máy tính phóng tự động...

Một khi hệ thống S-300PM khi được triển khai ở bất cứ đâu, đều trở thành cơn ác mộng với các chiến đấu cơ dù là hiện đại nhất.

Tuy vậy đây là hệ thống phòng thủ tầm trung và xa, nên nó lại không có khả năng chống đỡ được các mục tiêu nhỏ và bay thấp như UAV chiến đấu.

Chính vì vậy, mỗi khi S-300 thậm chí S-400 triển khai, Nga đều cho các hệ thống phòng thủ tầm ngắn như Pantsir-S1 bảo vệ.

Việc S-300 Armenia không có các hệ thống phòng thủ tầm gần bảo vệ khiến nó trở thành mục tiêu dễ bị tiêu diệt bởi các UAV cảm tử từ đối phương.