[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng "tác oai tác quái" tàn phá hệ sinh thái Việt Nam

ANTD.VN - Không chỉ tôm hùm đất, nhiều sinh vật ngoại lai khác cũng bị cấm nuôi ở Việt Nam nhưng một số người vẫn lén lút nuôi, mua bán, thậm chí "hô biến" chúng thành đặc sản mà không biết rằng đây chính là mối nguy đối với các loài sinh vật bản địa; làm mất cân bằng sinh thái và có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe của con người.
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tôm hùm đất hay còn gọi là tôm càng đỏ không có tên trong danh mục loài thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam và được xác định là sinh vật ngoại lai xâm hại. Theo đó, việc kinh doanh, tiêu thụ loài tôm này là vi phạm quy định của pháp luật về đa dạng sinh học và thuỷ sản
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
Hiện Việt Nam có nhiều sinh vật ngoại lai, trong đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái nhất chính là ốc bươu vàng và cây trinh nữ đầm lầy (cây mai dương). (nguồn: VTC)
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
Cây mai dương khi sinh sôi mạnh tạo thành một thảm cây bụi cao, làm cho các loài cây khác không phát triển được. Cây mai dương xếp vào danh sách 100 loài thực vật ngoại lai nguy hiểm nhất thế giới do sức sống, sức phát triển nhanh chóng của chúng. Thân mai dương có chứa mimosin, một loại axit amin có thể gây độc hại đối với nhiều loại động vật
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
Ốc bươu vàng được coi là "thảm họa" đối với môi trường Việt Nam. Loài này bắt đầu du nhập vào nước ta từ trước năm 1985. Ốc bươu vàng chính là ký chủ trung gian lây truyền sán phổi từ chuột sang người. Ốc bươu vàng sinh trưởng và phát triển với tốc độ chóng mặt, nhanh chóng trở thành dịch hại cho nhiều loại cây trồng, điển hình là cây lúa
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
Tiếp đến là Lục bình hay còn gọi là bèo tây, bèo lục bình. Loài này phát triển và sinh trưởng với tốc độ nhanh, phủ kín mặt nước trong thời gian ngắn. Khi bèo lục bình thối mục sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước gây chết cá. Bên cạnh đó lục bình còn cản trở giao thông, làm giảm sức tưới tiêu,, giảm khả năng phát điện và làm tăng kinh phí bảo trì các hồ chứa nước
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
Ngoài ra, Việt Nam còn rất nhiều sinh vật ngoại lai gây hại khác, như: Sâu gạo (Superworm) - Chi cục bảo vệ thực vật các tỉnh đã đưa ra khuyến cáo cấm nhân nuôi, phóng thích sâu gạo với lý do chúng có nguy cơ gây hại đến sản xuất nông nghiệp cũng như ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái (nguồn: Zing)
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
Đuông dừa: Đuông dừa là loài côn trùng gây hại phổ biến trên các vườn dừa, nhất là các vườn dừa tơ, do vậy chúng bị cấm nuôi tại Việt Nam. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, một số hộ gia đình ở Bến Tre trong vài năm gần đây vẫn nuôi. Thậm chí loài dịch hại nguy hiểm này còn được hô biến thành các món ăn cao cấp tại nhà hàng
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
Chuột hamster: Chuột hamster được cho là họ hàng của chuột đồng, sinh sản nhanh, khó kiểm soát số lượng. Lo ngại loài chuột có tốc độ sinh sản nhanh trên có thể vượt ra khỏi giới hạn con vật nuôi chơi trong nhà, Việt Nam đã "cấm cửa" loài vật này từ đầu năm 2008
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
Ốc sên: Có nguồn gốc từ lục địa châu Phi, ốc sên là loài ốc cạn ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1960. Đến nay trở thành sinh vật gây hại cây trồng cạn từ vùng đồng bằng cho đến miền núi. (nguồn: Dân trí)
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
Cây bông ổi (cây ngũ sắc) được đưa vào nước ta từ đầu thế kỷ 20, mục đích làm cảnh và đang có mặt rộng rãi khắp nơi trong cả nước. Cây này phát triển mạnh ở Quảng Bình, Quảng Trị, Tây Nguyên... có khả năng loại trừ một số cây bản địa và trở thành cỏ dại nguy hiểm đối với cây trồng
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
Sâu róm hại thông thuộc họ bướm, có vùng phân bố tự nhiên ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Sâu róm thông xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1950. Vào những năm 1965-1970, sâu róm thông gây ra những trận dịch lớn đối với rừng thông ở Quảng Ninh, Bắc Giang và từ đó trở thành đối tượng gây hại nghiêm trọng
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
Công tác phòng trừ sâu róm ở Việt Nam hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
Rùa tai đỏ: Rùa tai đỏ không chỉ gây hại cho các loài thủy sinh bản địa, loài rùa tai đỏ còn là hiểm họa lớn đối với ngành nông nghiệp, nguy cơ lây truyền vi khuẩn salmonella gây tiêu chảy và thương hàn cho người… (nguồn: Lao động)
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
Cá dọn bể: Cá dọn bể nhập về Việt Nam từ thập niên 1980 qua đường kinh doanh cá cảnh. Loài cá này từng được chế biến thành nhiều món ăn ưa thích của nhiều người nhưng chúng nhanh chóng bị liệt kê vào "danh sách đen" vì độc chiếm nguồn tài nguyên dinh dưỡng, làm thay đổi mạng lưới thức ăn, làm tăng độ đục và gây xói mòn bờ bao
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
Sự lan rộng của sinh vật ngoại lai hiện nay được ghi nhận như một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sinh thái và nền kinh tế thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người và hệ sinh thái
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng
[ẢNH] Trước tôm hùm đất, sinh vật ngoại lai nào từng