[Ảnh] Tò mò về cuốn nhật ký của một thế hệ không có điện thoại thông minh

ANTD.VN - Thế hệ học trò cách nay 20 năm vẫn thường có thói quen ghi nhật ký, nhất là ở độ tuổi cấp 2, cấp 3. Ở thời điểm điện thoại thông minh chưa phổ biến, mạng xã hội chưa du nhập Việt Nam, thì mỗi trang nhật ký lại là nơi để lưu lại những suy nghĩ, kỷ niệm buồn vui của một thời mực tím, về thầy cô, về tình bạn, tình yêu thuở đầu đời…
Những cuốn sổ ghi lại những suy nghĩ, vần thơ, câu chuyện tình bạn, tình yêu của thế hệ 7X, 8X, cách nay đã 2 thập kỷ      

Cuốn sổ này của Nguyễn Phương Hải, tên tựa sổ được chàng học sinh đặt tên là "Lưu bút tuổi trăng tròn"

Cuốn sổ được viết vào thời điểm Hải sắp tốt nghiệp cấp 2, trang đầu tiên được viết vào ngày 26-12-1996, do một người bạn học cùng lớp viết để chúc Hải thi tốt nghiệp tốt và đỗ vào cấp 3

Chữ ký của các bạn lớp 9C - các bạn học cùng lớp với Nguyễn Phương Hải

Chữ ký của cô Nguyễn Thị Hằng (ký ngày 25-11-1996) - là cô giáo chủ nhiệm lớp 9C mà Hải theo học

Sơ đồ bàn học của lớp 9C năm học 1996-1997, theo đó sĩ số của lớp này có 48 người

Cuối quyển nhật ký là 2 chú chim bồ câu, gửi gắm khát vọng về một tình yêu tuổi học trò, được một chàng trai khéo tay vẽ

Quyển nhật ký tiếp theo, trang đầu tiên là một nhánh hoa Tigôn đã được ép khô, với lời thơ "Ti Gôn buồn trong nắng chiều nay"

Trang tiếp theo là tên cuốn nhật ký "Mực tím (xanh) nhớ mãi", có hình ảnh chú vịt Donald được dán lên trang giấy, và chữ ký của người viết là "Thanh Hương"

Cuốn nhật ký này được Thanh Hương viết khi đỗ cấp 3, những lời đầu tiên thể hiện khát khao chinh phục tri thức, mong muốn sau này sẽ tốt nghiệp cấp 3 và trở thành sinh viên đại học

Bài thơ "Nhớ quán" (quán ăn vặt ngoài cổng trường) do Thanh Hương viết vào ngày 5-1-1997, được chế từ bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ


Không chỉ chế thơ của các nhà thơ nổi tiếng như Thế Lữ, Huy Cận, cô học trò này còn chế thơ từ ca dao, với giọng điệu hài hước, đầy vẻ ngây ngô

Các hình được in trên tấm thiệp đám cưới, được Thanh Hương cắt ra để trang trí cho cuốn nhật ký

Thanh Hương chế lời từ bài "Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa", bài thơ này cho ta biết, cô học trò này sống ở Hà Nội, và thời điểm cuốn nhật ký được viết thành phố này thường bị ngập mỗi khi trời mưa

Cuốn nhận ký còn là nơi để Thanh Hương ghi lại những châm ngôn sống: "Giản dị là điều khó nhất trên đời: đó là sự giới hạn tột cùng của sự từng trải và là nỗ lực cuối cùng của thiên tài (G. Xăng)"

Qua việc ghi chép bài "Nối lại tình xưa", cho ta biết cô học trò này cũng thích dòng nhạc bolero, rất thịnh hành vào thời điểm cuốn nhật ký được viết

Hai người bạn mà Thanh Hương rất thân là Giang và Thủy, với lời ghi chép "Mối tình bạn tay ba rất đẹp và mãi mãi hạnh phúc...", kèm hình ảnh chữ song hỷ cắt từ thiệp cưới

Một tấm thiệp chúc mừng và Thanh Hương được tặng nhân ngày 8-3, để lưu gữ, cô học trò này đã gắn vào trang giấy của cuốn nhật ký

Đằng sau tấm thiệp là những lời chúc mừng 3 người "Hương, Giang, Thủy", điều kỳ lạ, cả 3 tên này nếu dịch nghĩa sẽ thành "nước sông Hương", gợi đến một tình bạn đẹp và thơ mộng như sông Hương của xứ Huế



Thanh Hương vốn là một người dễ gần, muốn kết giao với nhiều bạn bè, cũng vì thế mà nhiều bạn học cứ tưởng cô học trò này cũng thích mình; còn người Thanh Hương thích, cô học trò này lại lo cậu bạn học có nhiều người theo đuổi, không đoái hoài đến mình

3 ngày sau (20-1-1997), kể từ trang nhật ký trên (17-1-1997), Thanh Hương viết vài suy nghĩ truyện cổ tích "Ngưu Lang - Chức Nữ", có vẻ cô học trò này đang yêu

Phương ngôn về tình yêu của Thanh Hương: "Đời là một dấu hỏi hiên ngang/ Tình là một dấu chấm than lạnh lùng!/ Chơi hoa chớ phụ lòng hoa/ Một tay đừng bẻ hai ba cành liền"

Thanh Hương viết vài tâm sự về tình yêu

Thanh Hương, tên đầy đủ là Nguyễn Thanh Hương, sinh ngày 5-1-1981, khi viết cuốn nhật ký này Hương đã tròn 17 tuổi

Dòng nhật ký, Hương viết về mái trường đang theo học, "Em đến lớp gió lùa theo chân bước/ Áo trắng bay ngơ ngác một ánh nhìn/ Cho em biết mấy mùa hương hoa sữa/ Để thấy mình bỗng chốc thật cả tin"

Ngày 18-1-1997, sinh nhật thầy giáo cấp 2, Hương viết một bài thơ để lưu vào dòng nhật ký, "... Nhớ ngày xưa thì đường về ngại quá/ Lớp học năm nào thầy vẫn nhắc đủ tên"

"Tạm biệt nhé tiếng ve kêu đầu hè. Hàng phượng vĩ vẫn xanh bên cổng trường. Rồi mai đây, mỗi đứa một nẻo đường. Và tung cánh bay tới những vầng dương", Hương viết ngày 18-1-1997, thời điểm từ giã mái trường cấp 2, vào học cấp 3

Hương ghi lại những câu châm ngôn sống về Tương lai, Con người và Mục đích             
"Con người không biết ngày mai mình sẽ làm gì thì người đó là kẻ khốn khổ", châm ngôn sống về Lao động mà Hương thích             

Hương nắn nót nét chữ chép bài "Lòng mẹ" của nhạc sĩ Y Vân vào cuốn nhật ký

Bạn học sinh nam chép lại bài hát "Hà Nội đêm trở gió" của nhạc sĩ Trọng Đài, vào cuốn nhật ký của Thanh Hương với lời đề tặng, "Chép tặng em Thanh Hương" 

Những dòng thơ Hương viết vào nhật ký trong ngày cuối cùng của tuổi 16

Trang cuối của nhật ký, Hương có ghi danh sách 25 bài hát về tuổi học trò

Ở cuốn nhật ký khác, cậu học trò khi nhận được bức thư đã viết cảm tưởng khi đọc bức thư này, "... Nếu cả mục đích cuộc đời chúng ta chỉ nằm gọn trong hạnh phúc cá nhân mà lại thu gọn trong ái tình thì cuộc sống rõ ràng là một bãi sa mạc tối tăm như một địa ngục..."

Câu thơ của của thi hào R.X. Kôpxki là phương ngôn sống, được chủ nhân cuốn nhật ký chép vào

Bài thơ tình của một bạn học sinh nam dành cho một bạn học sinh nữ

Bài thơ "Tình yêu, tình bạn"

Chữ bút bi ở trên là của cậu học sinh nam, còn chữ bút mực tím ở dưới là của một bạn học sinh nữ, thể hiện tình yêu tuổi hồng thơ ngây

Nét vẽ đầy duyên dáng của chủ nhân của nhật ký về đôi tay của người con gái cầm bông hồng

Đầu cuốn nhật ký trên không ghi tên người viết, không ghi ngày viết, chỉ có khi đọc đến trang cuối cùng, ta mới biết người viết cuốn nhật ký này là Nguyễn Đức Quyết, sau khi viết xong cậu học trò này đã tặng cho em gái vào ngày 13-4-2000