[ẢNH] "Tiếc đứt ruột" khi nhìn Ba Lan phá hủy cả lữ đoàn tên lửa Scud

ANTD.VN - Vào đầu thập niên 1990 khi khối quân sự Warsaw sụp đổ, rất nhiều quốc gia đồng minh với Liên Xô đã chọn cách xích lại gần phương Tây bằng cách phá hủy tất cả vũ khí tấn công của mình.
[ẢNH]
Tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn R17 Elbrus (còn được gọi bằng cái tên phổ biến Scud) là một trong những vũ khí huyền thoại của kỷ nguyên chiến tranh Lạnh.
[ẢNH]
Liên Xô khi đó đã cung cấp cho các đồng minh trên khắp thế giới rất nhiều tổ hợp tên lửa đạn đạo Scud nhằm tạo khả năng răn đe trước các đối thủ tiềm năng.
[ẢNH]
Ba Lan cũng không phải ngoại lệ, thậm chí với vai trò tiền đồn của khối quân sự mang tên thủ đô nước mình, Warsaw được ưu tiên trang bị vũ khí này từ rất sớm.
[ẢNH]
Quân đội Ba Lan khi đó có trong biên chế một lữ đoàn tên lửa tầm ngắn Scud với hàng trăm đạn cũng như xe mang phóng tự hành và cả trạm bảo đảm kỹ thuật.
[ẢNH]
Đây được xem là vũ khí tấn công uy lực nhất của quốc gia mặc dù có vị trí địa lý nằm ở Trung Âu nhưng lại theo Đông Âu về thể chế chính trị này.
[ẢNH]
Tuy vậy sau khi liên bang Xô Viết tan rã kéo theo cả khối quân sự Warsaw, Ba Lan thay đổi chính sách đối ngoại theo hướng xích lại gần hơn với phương Tây.
[ẢNH]
Như một biện pháp nhằm tạo lòng tin, chính phủ Ba Lan đã quyết định giải thể lữ đoàn tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud duy nhất của quân đội mình.
[ẢNH]
Nhằm tạo lòng tin tuyệt đối và cũng tránh để xảy ra trường hợp làm mất vũ khí vào tay các thành phần khủng bố cực đoan, Ba Lan đã chọn giải pháp phá hủy toàn bộ.
[ẢNH]
Các thành phần của tên lửa đạn đạo Scud như vỏ, đầu đạn, động cơ, thiết bị dẫn hướng đều được tháo rời thành từng phần.
[ẢNH]
Chúng bị phá hủy theo từng thành phần riêng biệt thông qua các công cụ khác nhau, chủ yếu là dùng xe thiết giáp cán qua.
[ẢNH]
Các thành phần nguy hiểm như đầu đạn sẽ được để riêng, tháo ngòi nổ cũng như lượng thuốc nổ bên trong rồi mới đưa ra bãi tập kết.
[ẢNH]
Các xe mang phóng tự hành của tên lửa Scud giờ đây trở nên bơ vơ, khung thân của chúng cũng khó mà hoán cải thành xe tải chở hàng được.
[ẢNH]
Các thành phần bên trong tên lửa Scud được tập kết nằm la liệt trước sân chờ đến "giờ phán quyết".
[ẢNH]
Các sĩ quan quân đội Ba Lan nhìn lại lần nữa sức mạnh răn đe của lực lượng vũ trang mình một thời.
[ẢNH]
Xe thiết giáp bánh xích với sức nặng hàng chục tấn của mình sẽ khiến các cấu kiện tên lửa Scud bị biến dạng nhanh chóng.
[ẢNH]
Mức độ phá hủy này bảo đảm sẽ không thể phục hồi được tên lửa Scud cho mục đích chiến đấu nữa, kể cả khi mảnh vụn bị lọt ra ngoài.
[ẢNH]
Hàng dài thân tên lửa giờ đây đã bị phá hủy bên dưới dải xích của chiếc xe bọc thép lạnh lùng.
[ẢNH]
Phải tới gần đây năng lực tấn công của Ba Lan với được phục hồi nhờ một lô tên lửa AGM-158 JASSM đắt đỏ mua về từ Mỹ, hiệu quả của chúng chưa chắc đã hơn Scud.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]