[ẢNH] Thương vụ S-400 thất bại, cả Ấn Độ và Nga đều thua trong khi Trung Quốc ngầm vui mừng

ANTD.VN - Giá cả cao, sợ lộ bí mật quân sự và sự do dự của Ấn Độ là những nguyên nhân chính khiến cho thương vụ bạc tỷ giữa Nga và Ấn Độ về hệ thống tên lửa phòng không S-400 đổ bể.

Thương vụ S-400 thế kỷ giữa Ấn Độ và Nga gần như đã đổ vỡ, điều này thu hút được sự chú ý của giới quan sát đặc biệt là Trung Quốc, nước vừa mới nhận được những hệ thống S-400 đầu tiên và đưa vào trang bị sau Nga.

Một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ tiết lộ, nguyên nhân chính dẫn tới thương vụ mua bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 giữa Nga và Ấn Độ thất bại là vì khúc mắc giá cả, kế hoạch huấn luyện và chuyển giao công nghệ 

Ấn Độ và Nga luôn duy trì mối quan hệ thân thiết, đặc biệt là lĩnh vực quốc phòng. Ấn Độ nhiều năm liền là bạn hàng lớn nhất mua vũ khí Nga 

Tạp chí "Tin tức phòng vệ" của Mỹ và các chuyên gia quân sự đồng cho rằng, nguyên nhân lớn nhất khiến thương vụ S-400 giữa Nga và Ấn Độ thất bại là do vấn đề giá cả.

Tổng giá trị đơn hàng của 5 hệ thống S-400 mà Nga dự định bán cho Ấn Độ có giá lên tới 5,5 tỷ USD, con số này đã vượt quá dự toán chi của Ấn Độ là 4,5 tỷ USD.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác là do chi phí huấn luyện sử dụng rất cao, và đặc biệt hơn nữa là Nga đã từ chối bất kỳ sự chuyển giao công nghệ nào liên quan tới hệ thống S-400.

Giá cả đương nhiên là một nguyên nhân rất quan trọng dẫn tớ sự thành công hay thất bại của các cuộc giao dịch.

Nga và Ấn Độ đã khởi động đàm phán về việc mua bán hệ thống S-400 ngay từ năm 2015. 

Đặc biệt, vào tháng 10-2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ký kết hiệp định giữa hai chính phủ về việc Nga xuất khẩu hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Ấn Độ.

Phía Ấn Độ cho biết, vào tháng 12-2015, Ủy ban mua sắm Quốc phòng của Ấn Độ đã phê chuẩn ngân sách mua 5 hệ thống S-400, với trị giá là 4.5 tỷ USD. Chính vì thế, Ấn Độ không thể chi vượt quá con số này.

Trước quyết định như vậy, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc thể hiện sự quan tâm lớn tới hệ thống S-400 của Nga, đã buộc Ấn Độ phải đẩy nhanh các bước đàm phán với Nga.

Tuy nhiên, do phải chịu ảnh hưởng từ tệ nạn tham nhũng trong quân đội và hệ thống mua bán quốc phòng hoạt động không hiệu quả, Ấn Độ cuối cùng đã thất bại trong việc đàm phán với Nga về hệ thống S-400.

Ngoài ra, các chuyên gia quân sự cho rằng, Nga quan ngại trước việc Ấn Độ có thể tiết lộ các bí mật quân sự, chính vì vậy Nga mới chấm dứt thương vụ này.

Trước đó vào tháng 11-2017, tờ "Kommersant" của Nga dẫn nguồn tin quân sự cho biết các đối tác Ấn Độ đã có một số hành động "không thân thiện" với Nga, bao gồm để một đoàn quan chức hải quân Mỹ thăm tàu ngầm hạt nhân INS Chakra.

Theo truyền thông Nga, việc New Delhi cho phép nhân sự Mỹ thăm quan tàu ngầm hạt nhân INS Chakra thuê của hải quân Nga đã khiến Moscow không hài lòng và có thể tạo ra nhiều khó khăn cho các dự án hợp tác quân sự và các thương vụ vũ khí trong tương lai.

Và việc thương vụ S-400 thất bại có một phần nguyên nhân quan trọng là do Ấn Độ đã từng tiết lộ các bí mật quân sự liên quan.

Đặc biệt, hệ thống S-400 liên quan tới nhiều vấn đề như huấn luyện và chuyển giao công nghệ.

Chính vị vậy, nếu Ấn Độ cho phép Mỹ tiếp cận hệ thống S-400 như đã từng thực hiện cho phép nhân viên quân sự Mỹ tham quan tàu ngầm INS là một vấn đề mà Nga không thể chấp nhận.

Ngoài ra, các chuyên gia quân sự cũng cho rằng, điều quan trọng Nga không bán S-400 cho Ấn Độ là vì nhận thấy, Ấn Độ đang do dự giữa vũ khí của Nga và vũ khí của Mỹ.

Đặc biệt, Ấn Độ muốn lợi dụng hệ thống hệ phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và hệ thống phòng không Patriot của Mỹ để ép giá Nga về hệ thống S-400.

Với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dần hình thành chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và đặc biệt là Báo cáo an ninh quốc gia 2017 vừa được công bố, trong đó coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược. Ấn Độ đã thấy được cơ hội của mình trong đó.

Chính vì vậy, gần đây Ấn Độ có nhiều động thái xích lại gần Mỹ. Đặc biệt, một loạt các cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc tại khu vực biên giới năm 2017, đã khiến Ấn Độ thấy rằng cần phải tăng cường thực lực quốc phòng, để tiếp tục duy trì sức ảnh hưởng tại khu vực Nam Á.

Do đó, xích lại gần Mỹ đã trở thành sự lựa chọn trong chiến lược đối ngoại của Ấn Độ.

Ngoài ra, sau khi lên cầm quyền, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thực hiện cuộc cải cách đột phá về công nghiệp quốc phòng, trong đó cho phép nhiều tập đoàn công nghiệp quốc phòng của Mỹ xâm nhập thị trường Ấn Độ. 

Đây cũng là nguyên nhân Nga từ chối cung cấp S-400 cho Ấn Độ. Thương vụ đổ bể khiến cả Moscow và New Delhi tổn thất, trong khi Bắc Kinh lại mừng thầm. Giữa Trung Quốc và Ấn Độ luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột vì vậy nước này không muốn Ấn Độ cũng sở hữu hệ thống phòng không hiện đại S-400.

Tạp chí Mỹ đánh giá hệ thống phòng thủ S-400 của Nga là loại vũ khí làm thay đổi "quy tắc trò chơi" với sự vượt trội hơn hẳn những mẫu tương tự của phương Tây về nhiều tham số.

 Thứ nhất, mẫu vũ khí Nga có thể phóng cùng lúc nhiều tên lửa có điều khiển với tầm xa khác nhau.

Cụ thể, National Interest đã liệt kê 4 tên lửa như vậy với tầm bay xa lần lượt đạt 40, 120, 250 và 400km trong khi Patriot của Mỹ chỉ có khả năng phóng tên lửa với tầm bay 96km.

Tiếp theo National Interest lưu ý đến tính năng vượt trội nữa của một trong những tên lửa phòng không (9M96E2 với tầm bay xa 120km) mà S-400 có thể phóng ra. Loại tên lửa này không chỉ bay với vận tốc 5km/s mà còn có khả năng triệt hạ các mục tiêu đang bay ở độ cao 5 m so với mặt đất.

Đặc biệt, S-400 được trang bị radar thiết kế để tiêu diệt máy bay hiện đại ở tầm thấp như F-22 và F-35. Bên cạnh đó, việc sáng chế S-400 tạo điều kiện cho Nga có lợi thế hơn so với Mỹ và các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vì đã sở hữu dàn chiến đấu cơ lớn.