[ẢNH] Theo dấu những bảo vật quý của Việt Nam đang lưu lạc "xứ người"

ANTD.VN - Nhiều cổ vật có giá trị của Việt Nam, đặc biệt là trong triều Nguyễn hiện được trưng bày công khai trong các bảo tàng hoặc bị rao bán đấu giá ở nước ngoài sau nhiều thập kỷ gần như “mất tích”. Trong số đó có những bảo vật bằng vàng bạc, ngọc ngà, châu báu rất quý hiếm.

Chiếc đồng hồ Rolex reference 6062 mang tên "Bảo Đại" đã chính thức trở thành chiếc Rolex đắt nhất trong lịch sử khi được đấu giá thành công với giá hơn 5 triệu USD vào 5-2017. (nguồn: Vietnamnet)

Tuy nhiên, chiếc đồng hồ Rolex reference 6062 từng thuộc sở hữu của vua Bảo Đại được bán tại buổi đấu giá đồng hồ Phillips Geneva Watch Auction (Thụy Sĩ) và hiện đã về tay chủ mới là một người ngoại quốc khác, tiếp tục hành trình “lưu lạc xứ người”

Ngoài những chi tiết độc đáo như đây là một trong ba chiếc đồng hồ duy nhất trên thế giới với bộ hiển thị chu kỳ mặt trăng bằng vàng và mặt số nền đen gắn kim cương, mức giá kỷ lục của chiếc Rolex "Bảo Đại" còn được đẩy lên nhờ từng thuộc sở hữu của vị hoàng đế Việt Nam cuối cùng

Bảo tàng Guimet (Pháp) là nơi lưu giữ nhiều loại hình nghệ thuật Châu Á trong đó có Việt Nam (nguồn: TTXVN)

Một pho tượng Phật cổ của Việt Nam được giới thiệu tại bảo tàng

Chạm khắc Rồng là hiện vật được trưng bày tại bảo tàng

Tượng Phật Quan âm Bồ tát Nghìn mắt nghìn tay từ thế kỷ 18 ở Việt Nam được trưng bày tại Bảo tàng

Một pho tượng Phật được giới thiệu tại Bảo tàng

Gốm Chu Đậu của Việt Nam trưng bày tại Bảo tàng

Tượng cổ Việt Nam

Văn hóa Chăm thể hiện trên những bức tượng trưng bày tại Bảo tàng

Nhiều cổ vật còn được rao bán trong những phiên đấu giá của các hãng kinh doanh đồ cổ ở châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc… Trong số đó có những bảo vật bằng vàng bạc, ngọc ngà, châu báu rất quý hiếm. Trong ảnh là Thái A kiếm: Đây là thanh kiếm đang trưng bày tại Bảo tàng Quân đội Pháp ở Paris (Pháp) (nguồn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam)

Thanh kiếm gồm 2 phần: lưỡi kiếm dài khoảng 1 m và chuôi kiếm dài bằng 1/5 lưỡi kiếm. Phía cuối phần cánh đốc kiếm có chạm trổ hình những chiếc lá bằng vàng và nạm nhiều hạt kim cương. Đây là thanh kiếm bảo kiếm của vua Gia Long, vốn được trưng bày trong Đại Nội Huế, nhưng bị người Pháp cướp đi sau vụ “Kinh đô thất thủ” vào tháng 7-1885 (Ảnh: Dominique Rolland)

Chậu quán tẩy bằng vàng: Chiếc chậu này được trưng bày trong cuộc triển lãm của nhà buôn bán đồ cổ Roger Keverne (London, Anh) vào cuối năm 2008. Đây là chậu dùng để cho vua rửa tay trước khi cử hành những đại lễ trong tông miếu triều Nguyễn (Ảnh: Philippe Truong)

Sách phong bằng vàng đời Gia Long: Sách phong này thuộc bộ sưu tập của ông Ralph Marty ở Anh, được hãng Sotheby’s ở Paris (Pháp) đấu giá vào ngày 16-12-2010

 Sách phong này là sách phong duy nhất làm bằng bạc mạ vàng vẫn còn tồn tại (Ảnh: Philippe Truong)

Trấn phong bằng vàng đời Khải Định: Đây là cổ vật thuộc sưu tập của hoàng thái tử Bảo Long (con trai vua Bảo Đại), được đưa ra bán đấu giá ở London vào năm 2008 (Ảnh: Philippe Truong)

Trấn phong bằng vàng đời Khải Định: Trấn phong này thuộc bộ sưu tập của cựu hoàng Bảo Đại, đã được đưa ra bán đấu giá ở London vào năm 2008. Trấn phong gồm 4 tấm vàng liên kết với nhau. (Ảnh: Philippe Truong)

Tượng con giải trãi bằng vàng đời Minh Mạng: Đây là pho tượng linh thú duy nhất bằng vàng của triều Nguyễn hiện còn được ghi nhận từ trước tới nay. Tượng cao 12 cm, nặng 211,7 gram, được đưa ra đấu giá ở Reuil-Malmaison (Pháp) với giá khởi điểm là 12.000 euro (Ảnh: Philippe Truong)

Cành vàng lá ngọc chưng trong chậu pháp lam: Bộ cành vàng lá ngọc này được một nhà sưu tầm cổ vật ở Hoa Kỳ rao bán với giá 30.000 USD (Ảnh: Philippe Truong)

Hiện tại, có rất nhiều cá nhân là người nước ngoài, hoặc Việt kiều đang sở hữu nhiều kim bài, kim khánh, kim bội, ngọc khánh của vương triều Nguyễn. Trong đó 2 bộ sưu tập đáng giá nhất đang được lưu giữ và trưng bày là sưu tập của ông Andrè Hüsken ở Hamburg (Đức) và của ông Antonio Benedetto Spada, cựu đại sứ Ý tại Pháp, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Légion d’Honneur ở Paris. Trong ảnh là, Kim bài khắc dòng chữ Hán “Thái bình thiên tử” của vua Khải Định (Ảnh: André Hüsken)

Kim bài khắc dòng chữ Hán “Đông cung hoàng thái tử” của hoàng thái tử Vĩnh Thụy (Ảnh: André Hüsken)

Kim khánh khắc hai chữ Hán “Ân tứ”, triều Đồng Khánh (Ảnh: André Hüsken)

Kim khánh khắc dòng chữ Hán: “Báo nghĩa thù huân”, triều Khải Định

Kim bội khắc dòng chữ Hán “Hoàng trưởng nữ công chúa”

Kim bội khắc dòng chữ Hán “Hoàng thứ nữ công chúa”

Kim bội khắc ba chữ Hán “Hoàng thứ nữ”

Ngọc bội khắc dòng chữ Hán “Thiệu Trị trân bửu”

Ngọc bội khắc dòng chữ Hán “Khải Định trân bửu” (Ảnh: André Hüsken)

Kim khánh khắc dòng chữ Hán “Khải Định ân tặng” (Ảnh: Philippe Truong)

Kim bài khắc ba chữ Hán “An Tĩnh công”, triều Khải Định. Đây là những bảo vật quý hiếm của triều Nguyễn đã lưu lạc ra nước ngoài từ hàng chục, thậm chí cả trăm năm trước vì nhiều lý do khác nhau mà chúng ta chưa có cơ hội để “hồi hương” những cổ vật này về lại với Việt Nam (Ảnh: Philippe Truong)