[ẢNH] Tên lửa hạt nhân "Sứ giả địa ngục" Shaheen-III Pakistan mạnh cỡ nào

ANTD.VN - Tên lửa đạn đạo hạt nhân Shaheen-III với tầm bắn 2.750 km tcủa Pakistan được coi là vũ khí đáng sợ nhất mà lục quân nước này hiện có.

Trong biên chế của lục quân Pakistan đang có nhiều loại tên lửa đạn đạo đáng sợ, trong số này phải kế đến Shaheen-III, dòng tên lửa tầm trung với cự ly bắn lên tới 2.750km.

Shaheen III là biến thể mới nhất trong gia đình tên lửa đạn đạo do Pakistan nghiên cứu và sản xuất.

Nhằm đối phó với tên lửa đạn đạo hạt nhân Agni-III của Ấn Độ, Pakistan đã âm thầm phát triển dòng tên lửa hạt nhân Shaheen-III vào đầu thập niên 2000.

Shaheen III đã được thử nghiệm thành công vào ngày 9 tháng 3 năm 2015 và chính thức đi vào biên chế không lâu sau đó.

Tầm bắn của loại tên lửa mới có thể bao phủ toàn bộ Ấn Độ và đi sâu vào các phần của Trung Đông Bắc Phi và Nam Âu. 

Vận tốc của loại tên lửa Shaheen III lên tới Mach 18.

Tên lửa Shaheen III sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính cho phép dẫn bắn khá chính xác mục tiêu.

Trước đó Pakistan chế tạo thành công các tên lửa đạn đạo đất đối đất Shaheen-I và Shaheen-II.

Tầm bắn của tên lửa Shaheen-I là 900km, trong khi tầm bắn của tên lửa Shaheen-II là khoảng 1.500km.

Cả hai loại tên lửa này có thể được trang bị cả đầu đạn thông thường và hạt nhân. 

Năm 1998, Pakistan đã tự tuyên bố trở thành một cường quốc hạt nhân sau khi tiến hành các vụ thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất, sau các vụ thử nghiệm tương tự của đối thủ láng giềng Ấn Độ.

Với việc thành công của tên lửa đạn đạo Shaheen-III, Pakistan chính thức bước chân vào số ít những quốc gia sở hữu tên lửa đạn đạo tầm trung đáng sợ.

Hiện mối quan hệ giữa Pakistan và Ấn Độ vẫn tiếp tục căng thẳng, giới quan sát lo ngại một cuộc chiến toàn diện có thể nổ ra giữa hai quốc gia này.

Đáng chú ý cả hai quốc gia này đều đang sở hữu kho vũ khí hạt nhân.

Các cuộc đấu pháo giữa hai quốc gia vẫn đang tiếp tục diễn ra tại khu vực đường kiểm soát (LoC), ranh giới chia cắt vùng Pakistan và Ấn Độ kiểm soát ở khu vực Kashmir.