[ẢNH] Sức mạnh kinh hoàng từ dàn tiêm kích trên tàu sân bay USS Carl Vinson có thể vô hiệu hóa ngay một quốc gia

ANTD.VN - USS Carl Vinson là một trong những chiến hạm lớn và mạnh nhất của Mỹ với sức mạnh tấn công nằm ở không đoàn với gần 90 chiến đấu cơ các loại. Số máy bay này có sức mạnh kinh hoàng có thể vô hiệu hóa ngay một quốc gia có tiềm lực quân sự tầm trung.

Được mệnh danh là một trong những pháo đài không thể đánh chìm của Hải quân Mỹ, nhóm tác chiến do tàu sân bay USS Carl Vinson dẫn đầu sở hữu dàn khí tài hùng hậu, hiện đại.

Nhóm tác chiến tàu sân bay là một nhóm các tàu chiến thường bao gồm 1 tàu sân bay, ít nhất 1 tàu tuần dương, 6-10 tàu khu trục, và 1 không đoàn tàu sân bay, thực hiện nhiệm vụ tác chiến và bảo vệ lẫn nhau. 

Nhóm tàu này có thể được thành lập và giải tán một cách linh hoạt dựa vào loại nhiệm vụ mà chúng được giao phó.

Tàu sân bay lớp Nimitz USS Carl Vinson thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG) 1 của Mỹ. Ngoài tàu sân bay, CSG 1 thường bao gồm tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Wayne E Meyer, tàu khu trục USS Michael Murphy và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Lake Champlain. 

Nhờ sự bọc lót, công thủ toàn diện của nhóm tàu mà tàu sân bay USS Carl Vinson được mệnh danh là một trong những “pháo đài không thể đánh chìm”, niềm tự hào của Hải quân Mỹ.

Nhóm tác chiến CSG 1 từng tham gia vào nhiệm vụ nổi tiếng như Chiến dịch Nhổ tận gốc (Operation Inherent Resolve) nhằm vào Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại Iraq và Syria cùng các nhiệm vụ quan trọng trên khắp thế giới và các nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo như vụ động đất ở Haiti năm 2010. 

Đội tàu chiến thuộc CSG 1 hiện đều là những tàu mới, tham gia vào nhóm tác chiến từ năm 2009.

Nhóm tác chiến do tàu sân bay USS Carl Vinson là cái tên quen thuộc ở khu vực châu Á Thái Bình Dương do các tàu chiến này đã xuất hiện trên khu vực biển quốc tế thực hiện các nhiệm vụ tuần tra thường kỳ nhằm đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở khu vực.

Tàu sân bay USS Carl Vinson mang theo đội hình máy bay tương đương với một sư đoàn không quân trên mặt đất đem lại sức mạnh tác chiến vượt trội.

Nòng cốt sức mạnh chiến đấu trên USS Carl Vinson bao gồm khoảng 24-36 chiếc, khoảng 10-16 chiếc F/A-18 Hornet, 6 máy bay tác chiến điện tử kiêm tấn công, 6 trực thăng, 4 máy bay chỉ huy cảnh báo và 4 máy bay vận tải hạm. Với số lượng chiến đấu cơ này có thể vô hiệu hóa ngay tức khắc một quốc gia có tiềm lực quân sự tầm trung.

Máy bay F/A-18 Super Hornet đang là nòng cốt duy trì sức mạnh tấn công của tàu. Là phiên bản nâng cấp gần như toàn diện từ F/A-18 Hornet, Super Hornet cải tiến cửa hút không khí từ hình ovan thành hình chữ nhật, nâng cấp cấu trúc khung máy bay, động cơ, hệ thống điện tử và vũ khí.

Super Hornet có thể mang theo tới 8 tấn vũ khí các loại, gồm bom thông minh JDAM, Paveway, tên lửa không đối không AIM-9, AIM-120, tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW, AGM-158 JASSM. 

Ngoài ra, máy bay còn được vũ trang một pháo M61, 6 nòng 20 mm với 412 viên đạn.

Super Hornet tham chiến lần đầu vào năm 2002, trong chiến dịch Southerm Watch, chiến dịch không quân kéo dài từ 1992-2003 tấn công các mục tiêu quân sự trên khắp Iraq. 

Super Hornet đã thực hiện hàng chục nghìn phi vụ không chiến cho đến nay. Nó được đánh giá là tiêm kích trên hạm tốt nhất thế giới.

Bên cạnh F/A-18 Super Hornet là tiêm kích F/A-18 Hornet.

Có khoảng 10-12 chiếc F/A-18C Hornet trang bị trên tàu USS Carl Vinson.  So với phiên bản Super Hornet thì Hornet thường thiên về nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, bảo vệ cho Super Hornet tấn công mặt đất.

 Hornet có thể mang theo 6 tấn vũ khí các loại. Hornet có kinh nghiệm trận mạc rất dày dặn. 

Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, 84 chiếc Hornet lần đầu được triển khai chiến đấu. 

Hornet đã thực hiện 4.551 phi vụ chiến đấu, bắn hạ nhiều máy bay và phá hủy mục tiêu trên mặt đất của Iraq.

EA-18G Growler được ví như "tấm áo giáp" điện từ che chắn cho đội hình chiến đấu. 

Nó là phiên bản của F/A-18F được thiết kế chuyên dùng cho nhiệm vụ tác chiến điện tử. 

Máy bay mang theo một loạt thiết bị để phát sóng gây nhiễu radar trinh sát và dẫn đường của đối phương khiến chúng không thể bám bắt và dẫn đường cho tên lửa. 

USS Carl Vinson mang theo khoảng 4-6 chiếc EA-18G.

Tiếp đến là máy bay E-2C Hawkeye được ví như "mắt thần" giám sát trên không cảnh báo cho nhóm tác chiến. 

E-2C Hawkeye mang theo radar với tầm trinh sát hơn 400 km bao phủ trên khu vực rộng lớn. 

E-2C Hawkeye sẽ cảnh báo cho nhóm tác chiến về các mối đe dọa tiềm năng trên không, trên biển và chỉ huy đội hình chiến đấu đối phó với mục tiêu. 

USS Carl Vinson mang theo khoảng 4-6 chiếc E-2C Hawkeye. 

Một chiếc máy bay chỉ huy cảnh báo E-2C Hawkeye đang bay vút trên không trung làm nhiệm vụ.

"Ngựa thồ" C-2 Greyhound hoạt động với vai trò cầu hàng không tầm xa cho nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson. 

Nó được thiết kế cho nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, thư tín và khách VIP từ bờ lên tàu sân bay và ngược lại. 

Greyhound có thể chở theo hơn 9 tấn hàng hóa.

Trên tàu sân bay USS Carl Vinson được trang bị từ 2-4 chiếc máy bay này.

Trực thăng MH-60S Sea Hawk là một trong những máy bay hoạt động nhộn nhịp nhất trên tàu sân bay Carl Vinson.

Sea Hawk thường xuyên làm nhiệm vụ tiếp tế nhu yếu phẩm, đạn dược cho tàu sân bay, tìm kiếm cứu nạn, vận chuyển đội đặc nhiệm và nhiều nhiệm vụ khác.

6-8 chiếc MH-60S Sea Hawk thay phiên nhau giám sát liên tục xung quanh tàu USS Carl Vinson cũng như nhóm tác chiến. 

Mỗi khi có máy bay cất cánh từ tàu sân bay, luôn có một trực thăng Sea Hawk bay vòng xung quanh để đề phòng các sự cố bất ngờ. 

Khả năng cứu nạn kịp thời là yếu tố quyết định trong việc đảm bảo an toàn tính mạng cho thủy thủ đoàn.

MV-22 Osprey là mảnh ghép cuối cùng cho dàn máy bay khủng trên tàu sân bay USS Carl Vinson. 

Osprey sẽ đảm nhận vai trò vận tải tầm trung hỗ trợ cho MH-60S Sea Hawk tầm ngắn và C-2 Greyhound tầm xa. Nó có thể chở theo 24 binh lính hoặc 9 tấn hàng hóa.

Nhân viên đường băng đang ra tín hiệu cho chiếc MV-22 Osprey đang chuẩn bị hạ cánh trên tàu sân bay USS Carl Vinson.

MV-22 Osprey cất cánh lao vút lên từ boong tàu sân bay USS Carl Vinson.

USS Carl Vinson (CVN-70) là siêu tàu sân bay thứ ba thuộc lớp Nimitz, được khởi đóng ngày 11-10-1975 và hạ thủy sau đó 5 năm. 

USS Carl Vinson đã trải qua quá trình hoàn thiện và lắp đặt trang thiết bị kéo dài thêm hai năm, trước khi tàu được đưa vào biên chế hải quân Mỹ ngày 13-3-1982. 

Với độ dài trung bình vào khoảng 333 m (bằng khoảng 3 sân bóng đá theo chuẩn quốc tế) và lượng giãn nước hơn 100.000 tấn, các tàu thuộc lớp Nimitz được ghi nhận là các tàu sân bay có kích thước lớn hàng đầu thế giới.

Con tàu được đặt theo tên thượng nghị sĩ Carl Vinson, người bảo trợ đạo luật Vinson-Trammel, cho phép hải quân Mỹ đóng mới 92 tàu chiến lớn và loại bỏ những tàu cũ. Với công trạng này, ông được mệnh danh là "cha đẻ của đạo luật Hải quân hai đại dương". 

Biểu tượng của CVN-70 là con đại bàng có đôi cánh dài, ngậm một dải băng có dòng chữ bằng tiếng Latin "Vis Per Mare", nghĩa là "Sức mạnh trên biển cả".

Nhiệm vụ chủ đạo của USS Carl Vinson và các tàu sân bay khác của Mỹ là triển khai sức mạnh quân sự của nước này trên khắp các đại dương của thế giới.