[ẢNH] Siêu pháo tự hành có khả năng bắn đạn hạt nhân của Nga bất ngờ khai hỏa dữ dội tại điểm nóng

ANTD.VN - Quân đội Nga vừa có màn phô diễn vũ khí đỉnh cao của mình, trong đó có pháo tự hành cỡ nòng 203mm có thể bắn đạn hạt nhân đã khai hỏa dữ dội tại cuộc tập trận trên bán đảo Kamchatka, gần quần đảo đang có tranh chấp giữa Nga và Nhật Bản.

Màn phô diễn những vũ khí, khí tài đỉnh cao của Nga được cho là thực hiện tại thao trường thuộc bán đảo Kamchatka - động thái này diễn ra gần như đồng thời với cuộc tập trận quy mô lớn của Hải quân Nga trên vùng biển Nhật Bản.

Trong màn phô diễn sức mạnh đỉnh cao này ngoài pháo tự hành 2S7 Pion ra còn có siêu cối tự hành Tyulpan, số lượng lớn lựu pháo... 

Được biết, pháo Pion được đánh giá là một loại pháo mạnh nhất trên thế giới, có khả năng thâm nhập vào các mục tiêu của kẻ địch ở khoảng cách xa.

2S7 Pion là hệ thống pháo tự hành hạng nặng do Liên Xô sản xuất từ những năm 1970. Đây là hệ thống pháo thông thường mạnh mẽ nhất thế giới được sản xuất quy mô lớn với hơn một ngàn khẩu.

Pháo tự hành 2S7 Pion sử dụng khung gầm bánh xích đặc biệt được phát triển riêng. 

Xe được trang bị động cơ diesel 750 mã lực cho xe đạt tốc độ 51km/h, tầm hoạt động 500km. 

Để đề phòng trường hợp động cơ chính hư hỏng, 2S7 Pion có thêm hệ thống năng lượng phụ trợ công suất 24 mã lực dùng khi cần thiết.

2S7 Pion được trang bị pháo cỡ nòng tới 203mm, pháo đạt tốc độ bắn. Pháo có tốc độ bắn 3 phát/2 phút.

2S7 Pion có khả năng bắn nhiều loại đầu đạn gồm đầu đạn nổ phân mảnh, đầu đạn hóa học và đầu đạn hạt nhân.

Pháo tự hành 2S7 Pion sử dụng khung gầm bánh xích đặc biệt được phát triển riêng, đồng thời cũng có nhiều linh kiện lấy từ xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 và T-80. 

Hệ thống 2S7 có chiều dài thân 10,5m, rộng 3,38m và cao 3m, nặng đến 46 tấn.

2S7 Pion có thể bắn những viên đạn nổ mảnh nặng đến 110kg, chứa 17,8kg thuốc nổ đi xa đến 37,5km.

Với loại đạn tăng tầm (gắn động cơ) nặng 103kg và chứa 13,8kg thuốc nổ, tầm bắn lên đến 47,5km. 

Do kích cỡ đạn pháo 203mm khá lớn, nên 2S7 chỉ mang theo được 4 viên đạn, sau đó phải sử dụng thêm các xe tiếp đạn.

Kíp pháo thủ của 2S7 Pion lên tới 14 người, trong đó 7 người ngồi trên xe chiến đấu (gắn pháo) và 7 người ngồi trên xe hộ tống – tiếp đạn.

Sau khi Liên Xô tan rã, Nga sở hữu phần lớn số lượng pháo này, ước tính lên tới 500 khẩu.

Dù thừa hưởng số lượng pháo lớn nhưng khó khăn kinh tế khiến Nga đưa lượng lớn pháo vào diện niêm cất.

Quân đội Nga mới đây mới quyết định nâng cấp và tái trang bị lại những khẩu pháo này theo lệnh Tổng thống Putin.

Trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực và thế giới gia tăng, Nga cần tăng cường sức mạnh quân đội nhất là nâng cấp lực lượng pháo binh.

Trong quá khứ Liên Xô từng có lực lượng pháo binh mạnh nhất thế giới.

Nhưng Nga đã không kế thừa được sức mạnh này do khó khăn về kinh tế.

Việc triển khai 2S7 Pion được Nga lý giải nhằm mục đích phòng thủ nhưng theo truyền thông quốc tế, do được triển khai sau khi Nhật Bản công bố kịch bản tấn công giả định vào Kuril nên việc triển khai này đã khá rõ dụng ý của Nga.

Ngoài đơn vị pháo tự hành nói trên, Cơ quan xây dựng đặc biệt Nga (Spetsstroy) cho biết, cơ sở hạ tầng quân sự trên quần đảo Kuril sẽ được trang bị một hệ thống an ninh tối tân với tên gọi Strelets-Chasovoy.

Hiện tại, Nga đang tiến hành xây dựng nhiều cơ sở quân sự tại quần đảo Kuril. Theo Spetsstroy, Moskva dự kiến sẽ xây dựng tổng số 163 tòa nhà và 94 công trình tại quần đảo Kuril.

Cùng với việc triển khai hệ thống an ninh mới, Bộ Quốc phòng Nga hiện đang tiến hành xây dựng một căn cứ mới cho các đơn vị của Hạm đội Thái Bình Dương trên đảo Matua, thuộc quần đảo Kuril.

Động thái tăng cường phòng vệ của Nga dành cho quần đảo Kuril được cho rằng để đối phó với tình hình bất ổn khu vực, trong đó có nguy cơ phải đối mặt với cuộc tấn công tổng lực của người Nhật vào quần đảo này.

Theo bài viết của Tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov về các cuộc chiến giả định giữa Hải quân Nga với Hải quân của "đối phương tiềm năng", thì Nhật Bản nổi lên như một nguy cơ lớn nhất đối với Kuril.

Bởi hiện nay, Nhật Bản có một lực lượng hải quân thực sự mạnh được trang bị đủ các loại vũ khí cho tác chiến cả tầm xa lẫn gần.

Vì vậy Nga cần tăng cường sức mạnh tại những quần đảo tranh chấp giữa hai nước nhằm kiểm soát những bất chắc có thể xảy ra.