[ẢNH] ‘Sát thủ diệt hạm’ BrahMos Ấn Độ nguy hiểm cỡ nào?

ANTD.VN - Tên lửa hành trình đối hạm siêu âm BrahMos do Ấn Độ chế tạo đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các quốc gia, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á.

BrahMos đang là một trong số những loại tên lửa diệt hạm có sức mạnh kinh hoàng nhất hiện nay. 

Sức mạnh của chúng đến từ sự cơ động, đầu nổ cực mạnh và đường bay với các quỹ đạo thay đổi liên tục gây khó khăn cho việc đánh chặn. 

Nhiều nhà quan sát nhận định một đòn đánh kiểu bầy đàn của BrahMos có thể khiến tàu sân bay cũng gặp nguy hiểm.

Cũng giống như xu hướng của các loại tên lửa hiện đại ngày nay, BrahMos có được thiết kế để có thể phóng từ mặt đất, mặt nước và cả trên không.

Biến thể phóng từ trên không có thể trang bị cho cả tiêm kích hạng nhẹ được coi là sự hoàn thiện cơ chế phóng cuối cùng của loại tên lửa diệt hạm này.

Tên lửa phiên bản có thể trang bị trên tiêm kích hạng nhẹ được định danh là BrahMos-NG.

Hình ảnh đồ họa tên lửa BrahMos được gắn vào tiêm kích hạng nhẹ Tejas.

Tên lửa BrahMos-NG được biết đến như là biến thể thu nhỏ từ phiên bản không đối hạm BrahMos-A trang bị cho tiêm kích Su-30MKI.

Hình ảnh tên lửa diệt hạm phiên bản BrahMos-A và BrahMos-M (BrahMos-NG).

Mặc dù tính năng kỹ chiến thuật rất lợi hại nhưng do trọng lượng của BrahMos-A quá nặng (lên tới 2,5 tấn), gây khó khăn khi tích hợp lên các chiến đấu cơ hạng nhẹ.

Chính vì thế nên yêu cầu chế tạo BrahMos-M (BrahMos mini) và nay là BrahMos-NG để tích hợp lên mọi loại chiến đấu cơ được đặt ra.

Hiện tại thông số kỹ chiến thuật cơ bản của tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos-NG vẫn đang được giữ kín.

Những thông tin ban đầu cho biết, tên lửa nặng dao động trên dưới 1,2 tấn, điều này phù hợp để mang lên các tiêm kích hạng nhẹ như MiG-29K, Tejas.

Việc hoàn thiện tên lửa không đối hạm BrahMos-NG để trang bị cho mọi chiến đấu cơ là thành công lớn của  Ấn Độ 

Ngoài Ấn Độ thì các quốc gia Đông Nam Á cũng bắt đầu để ý đến loại vũ khí này.