[ẢNH] "Quái vật trên biển" của Trung Quốc bay thử nghiệm trên nước thành công

ANTD.VN - Sau hai lần bay thử trên không, chiếc máy bay đổ bộ quy mô lớn “Côn Long” của Trung Quốc AG600 đã thực hiện thành công chuyến bay trên nước đầu tiên hôm qua 20/10.

Ngày 20-10, tại Sân bay Chương Hà, Kinh Môn, Hồ Bắc, chiếc máy bay đổ bộ quy mô lớn “Côn Long” của Trung Quốc AG600 đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên, kể từ sau khi thử nghiệm vào năm 2017

AG600 lấp đầy khoảng trống của sự phát triển máy bay đổ bộ quy mô lớn của Trung Quốc, với các công nghệ cốt lõi như thiết kế và chế tạo máy bay đều có quyền sở hữu trí tuệ hoàn toàn độc lập

Cấu trúc của thủy phi cơ tương tự như máy bay thông thường, sự khác biệt là bộ phận cất hạ cánh của thủy phi cơ có lốp. Máy bay thông thường khi bị buộc phải hạ cánh xuống nước do tai nạn sẽ chìm sau một khoảng thời gian nhất định, song thủy phi cơ sẽ nổi nhờ hệ thống phao

Do tính đặc hiệu của thủy phi cơ cất cánh trên mặt nước, nên quy trình cất cánh và các đặc điểm cơ động của nó khác với các loại máy bay trên cạn truyền thống. Thủy phi cơ phải duy trì một tốc độ nhất định để làm cho chiếc máy bay "tự động cất cánh" khi bay lên khỏi nước

Đồng thời, thủy phi cơ có yêu cầu cao về môi trường nước khi cất cánh, nên để sóng bề mặt và đáy cát không gây ra hư hỏng ở thân máy bay và cánh quạt động cơ thì sóng không được cao quá 0,6m khi thủy phi cơ cất cánh

Từ khi chiếc thủy phi cơ đầu tiên ra đời vào năm 1905 cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945, thủy phi cơ được sử dụng rộng rãi trong cả ứng dụng quân sự và dân sự

Với sự phát triển liên tục của hàng không, những lợi thế độc đáo của thủy phi cơ dần dần được thay thế bằng máy bay và trực thăng trên đất liền. Hiện chỉ còn vài nước dùng thủy phi cơ cho mục đích quân sự

Hệ thống sân bay ngày càng tiện lợi ở khắp các quốc gia trên thế giới cũng khiến số lượng thủy phi cơ dùng cho mục đích dân sự giảm dần

Tuy vậy, không thể phủ nhận ưu thế của thủy phi cơ dùng trong các lĩnh vực như du lịch, cứu hộ, đặc biệt là việc sử dụng thủy phi cơ để hạ cánh trên mặt nước trong khi khai thác một số lượng lớn nguồn nước để ngăn chặn cháy rừng

8h51 ngày 20/10, AG600 cất cánh lên từ mặt nước và bay thẳng vào bầu trời. Vào lúc 9h05, nó nhẹ nhàng hạ cánh xuống nước. 9h18, chuyến bay đầu tiên của AG600 kết thúc thành công

Phi hành đoàn gồm 4 thành viên đã tham gia vào chuyến bay thử nghiệm lần này


AG600 từng bay thử trên không lần đầu tiên vào tháng 12/2017 và đây là lần đầu tiên “bay” trên nước

Cuối tháng 8 vừa qua, AG600 cũng đã bay thử lần thứ 2 qua 3 tỉnh Quảng Đông, Hồ Nam và Hồ Bắc

Cho tới hiện giờ, AG600 “Côn Long” là chiếc thủy phi cơ lớn nhất ở Trung Quốc và là một trong những thủy phi cơ lớn nhất thế giới

Giới quan sát nhận định AG600 được Trung Quốc phát triển không chỉ cho mục đích dân sự mà nhằm phục vụ cho tham vọng của nước này trong các vùng biển tranh chấp trong khu vực

Tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC), công ty nghiên cứu, sản xuất AG600 đã mấy 8 năm cho dự án này

AVIC dự kiến bàn giao sản phẩm vào năm 2022