[ẢNH] Phiến quân thánh chiến lấy đâu ra tên lửa phòng không vác vai để bắn hạ máy bay Nga-Syria

ANTD.VN - Ngày 22-4, quân đội Syria tự do (FSA) trong khu vực phía đông dãy núi Qalamoun bàn giao một lô vũ khí cho quân đội Syria (SAA) theo thỏa thuận đầu hàng và di tản. Đáng chú ý trong số này có cả tên lửa phòng không vác vai cực kỳ nguy hiểm.

Theo hãng tin truyền hình SANA của Syria, phiến quân FSA vừa bàn giao một khối lượng vũ khí cực lớn với nhiều vũ khí hạng nặng theo một thỏa thuận đầu hàng quân chính phủ mới được ký kết.

Cận cảnh kho vũ khí được phiến quân FSA giao nộp cho quân đội Syria theo thỏa thuận đầu hàng.

Rất nhiều vũ khí hạng nặng được tìm thấy trong kho vũ khí giao nộp này.

Hàng dài những tên lửa chống tăng cực kỳ nguy hiểm có nguồn gốc từ Mỹ, Pháp và Đức.

Đạn cối và những mặt nạ phòng độc.

Hàng dài các hòm đạn trong kho vũ khí phiến quân FSA bàn giao cho chính phủ.

Bất ngờ nhất trong kho vũ khí là các hệ thống phòng không di động vác vai do Liên Xô chế tạo (MANPAD) Strela -2.

Chính hệ thống tên lửa phòng không vác vai này từng nhiều lần bắn hạ máy bay trực thăng của Nga và Syria.

Thậm chí ngay cả cường kích cánh bằng Su-25 cũng bị phiến quân dùng tên lửa này bắn hạ.

Một chiếc máy bay của Nga bị bắn hạ tại chiến trường Syria.

Từ lâu các tên lửa phòng không vác vai luôn là nỗi ám ảnh của các máy bay Nga và Syria.

Phiến quân thường dùng loại tên lửa này để bắn hạ các máy bay, tạo ra tâm lý nặng nề cho các phi công chiến đấu của liên quân Nga-Syria.

Các lực lượng phiến quân tại Syria đang sở hữu một số chủng loại tên lửa vác vai có nguồn gốc từ Mỹ, Trung Quốc và cả Liên Xô thậm chí là Nga.

Bằng nhiều nguồn khác nhau từ mua bán trên thị trường chợ đen tới cướp được của quân chính phủ giúp phiến quân Syria có được loại vũ khí này.

Một chiếc máy bay cường kích Su-25 bị tên lửa phòng không vác vai bắn trúng động cơ.

Trước đó loại tên lửa phòng không vác vai do Liên Xô sản xuất từng nhiều lần bắn trúng máy bay Mỹ. Hình ảnh máy bay A-10 bị tên lửa phòng không vác vai đánh trúng.

Hiện nay tại chiến trường Syria phổ biến nhất vẫn là tên lửa phòng không vác vai 9K32 "Strela-2" do Liên Xô sản xuất và phiên bản sao chép của chúng do Trung Quốc chế tạo mang tên FN-6.

Sau khi Liên Xô tan rã, rất nhiều vũ khí của các nước thành viên do không đủ kinh phí duy trì đã bán tống bán tháo.

Vì vậy một số lượng cực lớn tên lửa phòng không vác vai 9K32 "Strela-2" đã trôi nổi trên thị trường chợ đen.

Đây chính là nguồn chính để các nhóm phiến quân nổi dậy và các nhóm khủng bố có trong tay loại vũ khí này.

Hình ảnh kho vũ khí của phiến quân FSA vừa giao nộp cho quân chính phủ Syria.

Ước tính số vũ khí này bao gồm cả tên lửa phòng không vác vai có thể giúp nhóm phiến quân này chiến đấu thêm vài năm nữa.

Việc thu giữ nhiều vũ khí trong đó có tên lửa phòng không vác vai Strela 2 cho thấy bước tiến quan trọng trong cuộc đối đầu với phiến quân đối lập tại Syria.

Strela 2 là thế hệ đầu của loại tên lửa vác vai Liên Xô, nó được đưa vào trang bị vào khoảng năm 1968. 

Mặc dù Strela 2 bị hạn chế về tầm bắn, tốc độ và độ cao, nhưng nó rất hữu hiệu khi đối phó với các mục tiêu bay thấp như máy bay ném bom bổ nhào, máy bay vận tải hoặc trực thăng, hay chí ít có thể buộc các phi công của đối phương phải bay cao hơn tầm hoạt động hiệu quả của nó.

 Điều này làm tăng khả năng của việc phát hiện bằng radar và dễ bị tấn công bởi các hệ thống phòng không khác.

Cho tới thời điểm 2018, sau 50 năm được chế tạo, Strela-2 vẫn tiếp tục được sử dụng bởi một số quân đội, lực lượng quân sự. 

Strela-2 có khối lượng phóng 15kg, riêng quả đạn tên lửa nặng tới 9,8kg.

Tên lửa có chiều dài 1,4m và đường kính rộng 72mm.

Tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách 4km với trần bay tối đa 2,3km.

Tên lửa có vận tốc 580m/s và sử dụng đầu dò hồng ngoại để phá hủy mục tiêu.

Tên lửa có 4 tầng: tầng thứ nhất là đầu tự dẫn, tầng thứ 2 có cánh lái để điều khiển hướng bay, tầng thứ 3 chứa đầu đạn mang thuốc nổ phá mảnh, tầng cuối cùng là động cơ.

Strela-2 hiện đang giữ thành tích bắn hạ nhiều máy bay nhất trong số các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai trên thế giới, hơn cả loại FIM-92 Stinger của Mỹ.