[ẢNH] Những dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa ung thư dạ dày

ANTD.VN - Ung thư dạ dày xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Ở giai đoạn đầu, việc nhận biết dấu hiệu của bệnh rất khó bởi những triệu chứng gần giống với các bệnh về dạ dày thường gặp. Một số thông tin chi tiết về bệnh như: cách nhận biết, cách phòng ngừa ung thư dạ dày sẽ được đề cập ở bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết đầu tiên bệnh ung thư dạ dày được xác định là triệu chứng đau bụng trên kéo dài

Tiếp đó là cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu và cảm giác nóng rát sau khi ăn

Trong một số trường hợp, dấu hiệu nhận biết bệnh còn nằm ở việc thường xuyên mất cảm giác ngon miệng và xuất hiện hiện tượng trào ngược axit

Tình trạng táo bón, hoặc tiêu chảy kéo dài cho thấy sự bất thường của dạ dày trong việc hấp thụ và tiêu hóa thức ăn

Hay như việc nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc phân đen cũng có thể xuất hiện nếu ung thư xảy ra trong cơ thể con người

Dấu hiệu tiếp đến đó là sự sụt giảm cân nhanh chóng, do cảm giác chán ăn, ăn không ngon trong một thời gian dài, khiến cơ thể suy yếu

Đồng thời, các chất dinh dưỡng khi nạp vào cơ thể sẽ được hấp thụ chủ yếu bởi các tế bào ung thư, khiến chúng phát triển nhanh chóng, còn cơ thể của con người thì bị sụt giảm cân nhanh

Ung thư dạ dày xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thường thấy nhất đó là do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không hợp lý

Chính vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư dạ dày, các thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng cần thay đổi theo hướng khoa học

Hạn chế ăn các loại đồ ăn mặn, các gia vị chứa nhiều muối và không nên chấm quá nhiều nước mắm, nước thịt kho...

Việc nạp quá nhiều muối vào cơ thể sẽ tạo môi trường tốt, thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori, nguồn gây hại chính ở dạ dày

Những đồ ăn lên men như: cà muối, dưa muối… cũng được coi là tác nhân gây bệnh nếu ăn quá nhiều

Trong những loại đồ ăn này chứa nitrit và các axit amin, và khi vào dạ dày thì sẽ tạo thành chất gây độc, tăng nguy cơ dẫn đến ung thư

Không nên ăn quá nhiều đồ nướng, chiên, nhất là các thực phẩm được chế biến ở dạng hun khói

Bổ sung các loại thực phẩm chức nhiều vitamin, chất xơ, các loại rau, củ, quả giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa và nâng cao sức khỏe của toàn bộ cơ thể

Một số loại rau, củ, quả tốt cho sức khỏe như: bí ngô, cà rốt, cam, bưởi…

Không sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích, vì đây được coi như “thủ phạm” gây hại cho cơ thể, không chỉ đẩy cao nguy cơ mắc ung thư dạ dày mà còn gây ra rất nhiều bệnh khác như: ung thư gan, ung thư thực quản…

Bên cạnh đó, thói quen ăn uống đúng giờ, nhai kỹ khi ăn và nghỉ ngơi sau khi ăn cũng cần được duy trì để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe

Không nên ăn quá no, hoặc để bụng quá đói, bởi nó sẽ gây ra tổn thương nghiêm trọng đối với dạ dày, lâu dần gây nên những bệnh nguy hiểm

Ngoài ra, chế độ nghỉ ngơi, ăn ngủ điều độ cũng sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tràn trề sức sống và năng lượng tích cực

Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao giúp rèn luyện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đồng thời đây còn là cách giúp giải tỏa căng thẳng rất tốt, nhằm tránh gặp phải các bệnh về tâm lý