[ẢNH] Nhìn lại những hình ảnh ngày Bức tường Berlin cách đây 30 năm

ANTD.VN - Cách đây 30 năm, Bức tường Berlin chia cách 2 miền Đông và Tây nước Đức đã được tháo dỡ. Sự kiện này đã giúp nước Đức thống nhất và trở thành một dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ quốc tế.  

Ngày 13-8-1961, chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức (GDR) bắt đầu dựng hàng rào dây thép gai và "bức tường chống phát xít", giữa 2 miền Đông và Tây thành phố Berlin

Mục đích chính thức của Bức tường Berlin này là nhằm ngăn "kẻ phát xít" từ  phương Tây tiến vào miền Đông Đức, đồng thời nó cũng dùng để ngăn dòng người di cư quy mô lớn từ miền Đông sang Tây Đức

Bức tường Berlin đã đứng sừng sững trong gần 2 thập niên, cho tới ngày 9-11-1989, khi lãnh đạo đảng Công nhân xã hội thống nhất cầm quyền thông báo công dân của GDR có thể đi qua biên giới bất kỳ khi nào họ muốn

Đêm đó, nhiều đám đông của cả 2 miền đã kéo ra khu vực Bức tường Berlin kiên cố. Một số tự do vượt qua để vào Tây Berlin, trong khi những người khác đem búa, dùi và bắt đầu đục đẽo tường

Những người dùng búa, dùi để đục đẽo tường được gọi là "chim gõ kiến trên tường", trong khi cần trục và xe ủi kéo sập từng phần của bức tường

Bức tường Berlin đã chia cắt 2 miền Đông và Tây thành phố trong thời gian dài

Hơn hai triệu người từ Đông Berlin đã kéo sang thăm Tây Berlin để tham gia một sự kiện được mô tả là "lễ hội đường phố vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới"

Trong gần 2 thập niên bị chia cách, có ít nhất 171 người đã thiệt mạng khi cố gắng vượt qua Bức tường Berlin (Theo: Reuters)

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp vượt qua ranh giới này

Có hơn 5.000 người Đông Đức đã thành công vượt qua bức tường vào phương Tây Đức

 Họ đã vượt ranh giới này bằng cách nhảy từ cửa sổ tòa nhà gần bức tường, trèo qua dây thép gai, bay bằng khinh khí cầu, bò qua cống và lái xe băng qua những phần bỏ ngỏ của bức tường

Bức tường này chia cách 2 miền nước Đức với phương Tây chịu sự ảnh hưởng của Mỹ, còn miền Đông chịu sự ảnh hưởng của Liên Xô 

Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh bắt đầu "nguội dần" ở khu vực Đông Âu tháng 11-1989, kinh tế Đông Đức khi ấy đang trên bờ vực sụp đổ và GDR không thể trả lãi cho những món nợ khổng lồ (Theo: History)

Điều này đã khiến lãnh đạo Đông Đức thời điểm ấy là ông Egon Krenz phải đích thân tới điện Kremlin của Liên Xô gặp ông Mikhail Gobachev nhờ hỗ trợ tài chính và quân sự nếu không GDR phải ban hành một tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn nguy cơ xung đột và các cuộc biểu tình chống chính phủ

Tuy nhiên, ông Gobachev tuyên bố trách nhiệm trên hoàn toàn thuộc về ông Krenz và ban hành chỉ thị nhắc nhở các vị tướng Liên Xô không được can thiệp vào xung đột giữa Chính quyền Đông Đức và người dân khu vực này

Chính sách từ chối dùng vũ lực của Gorbachev đã ngăn chặn nguy cơ đổ máu khi GDR đổ vỡ

Những điều trên đã góp phần gây ra sự sụp đổ của Bức tường Berlin kiên cố 

Gần 1 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, 2 miền Đông và Tây Đức được thống nhất, trở thành Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay

Dòng người di chuyển qua khu vực Bức tường Berlin sau khi biên giới 2 miền được mở cửa hồi tháng 11-1989 (Theo: Reuters)

Người dân 2 miền Đông và Tây nước Đức hội ngộ sau gần 2 thập niên bị chia cách

Những người Tây Berlin chào đón công dân Đông Berlin sau khi biên giới 2 miền được mở cửa 

Những người công nhân Đức đã tháo dỡ từng phần của Bức tường Berlin sau thông báo mở cửa Biên giới tại Postdam Platz

Bức tường Berlin chia cách 2 miền ở Postdam Platz chính thức được phá bỏ ngày 12-11-1989

Sự kiện phá dỡ Bức tường Berlin là một dấu mốc của lịch sử thế giới