[ẢNH] Nga "ép giá tối đa" khi tuyên bố cho phép Ấn Độ quay lại chương trình FGFA?

ANTD.VN - Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 FGFA - sản phẩm hợp tác Nga - Ấn Độ được xem là biến thể chỉnh sửa từ chiến đấu cơ Su-57 với thay đổi lớn nhất là mở rộng buồng lái đủ chỗ cho hai phi công điều khiển.
[ẢNH] Nga
Hôm 22/2, Phó Giám đốc Cơ quan Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Nga (FSMTC) Anatoly Punchuk cho biết, Moskva sẵn sàng nối lại việc hợp tác với Ấn Độ về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 FGFA.
[ẢNH] Nga
Phát biểu tại Triển lãm Aero India 2019, vị quan chức này nêu rõ: "Quyết định tạm thời ngừng dự án này là do Ấn Độ đưa ra, trong khi Nga vẫn sẵn sàng hợp tác".
[ẢNH] Nga
"Chúng tôi sẵn sàng nối lại việc thảo luận về máy bay chiến đấu thế thệ thứ 5, dựa vào những kết quả mà Nga đã tự đạt được trong sự phát triển và sản xuất tiêm kích tàng hình Su-57", ông Punchuk nói rõ.
[ẢNH] Nga
Đây được xem là diễn biến đầy bất ngờ liên quan đến một trong những dự án liên doanh chế tạo vũ khí tốn kém nhất mà Nga và Ấn Độ từng phối hợp thực hiện.
[ẢNH] Nga
Điểm lại một số diễn biến cũ, vào giữa năm 2018, Ấn Độ đã tuyên bố rút khỏi chương trình nghiên cứu chế tạo tiêm kích thế hệ 5 FGFA liên doanh với Nga.
[ẢNH] Nga
Lý do mà New Delhi đưa ra là chi phí phát sinh quá mức dự kiến, Nga chưa chia sẻ công nghệ như cam kết, tính năng của FGFA không được như công bố...
[ẢNH] Nga
Theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự thì thực chất của việc quốc gia Nam Á này quyết định rời bỏ dự án FGFA liên quan chủ yếu đến vấn đề động cơ.
[ẢNH] Nga
Hiện tại "Sản phẩm 30" - trái tim chuẩn thế hệ 5 mang tên Izdeliye 30 dành cho tiêm kích tàng hình này mãi vẫn chưa hoàn thiện, thậm chí các lô Su-57 sản xuất loạt đầu tiên vẫn phải lắp động cơ AL-41F1S.
[ẢNH] Nga
Rút khỏi dự án FGFA còn được nhận định là nhằm giảm gánh nặng tài chính cho Ấn Độ để từ đó rảnh tay đặt mua tiêm kích tàng hình F-35, do New Delhi cần cấp tốc máy bay thế hệ 5 để làm đối trọng với J-20 của Trung Quốc.
[ẢNH] Nga
Quá trình đàm phán để mua sắm tiêm kích tàng hình thế hệ 5 giữa Mỹ và Ấn Độ thời gian ban đầu đã có nhiều diễn biến vô cùng thuận lợi.
[ẢNH] Nga
Washington thậm chí còn đề nghị New Delhi hãy đặt mua số lượng lớn F-35 để được cung cấp công nghệ và sản xuất linh kiện tại chỗ theo chương trình "Make in India".
[ẢNH] Nga
Nhưng khi Ấn Độ chi hơn 5 tỷ USD đặt mua hệ thống phòng không tầm xa S-400, Mỹ tỏ ra tức giận và quyết định áp dụng Đạo luật CAATSA bằng cách hạn chế chuyển giao công nghệ, đồng thời báo giá linh kiện và chi phí huấn luyện F-35 ở mức cực cao.
[ẢNH] Nga
Trước tình cảnh trên, Ấn Độ đang có động thái cho thấy họ mong muốn được quay lại với chương trình FGFA khi cánh cửa mua F-35 đang dần đóng lại.
[ẢNH] Nga
Đáng tiếc cho Ấn Độ lúc này lợi thế lại thuộc về Nga, cho nên trái với thái độ van nài đề nghị đừng rời bỏ ban đầu, Moskva lại khá hờ hững trước ý định "nối lại tình xưa".
[ẢNH] Nga
Nhưng sau lời để nghị mới, dự đoán Nga sẽ đưa ra các điều khoản khắc nghiệt và ép Ấn Độ phải ký kết thì mới đồng ý tiếp tục tiến hành công việc nghiên cứu chế tạo tiêm kích FGFA.
[ẢNH] Nga
Mặc dù vậy, có lẽ Moskva cũng không nên ép quá mức vì rất dễ phản tác dụng, đó là Ấn Độ sẽ hủy luôn hợp đồng 5 tỷ USD mua sắm S-400 nhằm làm đẹp lòng Mỹ để tiếp cận công nghệ F-35 một cách dễ dàng hơn.
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga