[ẢNH] Nam Sudan mà các quân nhân Việt Nam vừa đến là đất nước thế nào?

ANTD.VN - Được thành lập từ năm 2011, Nam Sudan là quốc gia non trẻ nhất thế giới, nằm ở giữa châu Phi, có biên giới với 6 quốc gia khác. Nước này rất giàu dầu mỏ, song qua nhiều năm nội chiến nó trở thành một trong những vùng ít phát triển nhất trên trái đất. Chính trên mảnh đất chiến sự đầy chết chóc và hiểm nguy này, các sĩ quan mũ nồi xanh Việt Nam sẽ góp phần chung tay xoa dịu hậu quả chiến tranh cho đất nước và người dân nơi đây.

Cộng hòa Nam Sudan là quốc gia trẻ và mong manh nhất thế giới. Sau khi ly khai khỏi Sudan năm 2011, cuộc nội chiến ở quốc gia Đông Phi dần trở thành chiến tranh dân sự vào năm 2013.

Ngay cả những đứa trẻ cũng bị kéo vào cuộc nội chiến bùng phát vào cuối năm 2013 giữa một bên là quân đội trung thành với Phó Tổng thống thời đó Riek Machar và một bên là lực lượng trung thành với Tổng thống Salva Kiir.

Xung đột mau chóng leo thang. Vì cả hai nhà lãnh đạo trên đại diện cho các nhóm sắc tộc đối lập nhau và có lịch sử bạo lực, dẫn đến cuộc xung đột sắc tộc toàn diện.

Đoàn người trong ảnh vừa đi vừa hát “Anh cần vũ khí để chiến đấu, vũ khí để lấy gia súc, vũ khí để sát sinh. Nếu anh không sát sinh, thì chưa phải là một người đàn ông”.

Như vậy, từ khi thành lập, đất nước Nam Sudan gần như luôn trong tình trạng nội chiến.

Hầu như những người trưởng thành ở Nam Sudan đều có ít nhất 1 khẩu súng trường

Hơn 50.000 người thiệt mạng, hơn 4 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Khoảng 250.000 trẻ em suy dinh dưỡng trầm trọng, có nguy cơ tử vong cao.

Ít nhất 1/2 dân số Nam Sudan phải chật vật kiếm ăn hàng ngày và đang trong tình trạng khủng hoảng hoặc khẩn cấp vì thiếu lương thực.

“Chúng tôi không có chỗ ở, không thức ăn. Chúng tôi đang chết vì đói. Chúng tôi chỉ có lá để sóng sót” - người phụ nữ nói

Các lán trại tạm bợ là chỗ ở của người dân Nam Sudan trong khu vực bảo vệ thường dân (PoC, dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc).

Một người đàn ông đang may quần áo trong một "hiệu may" được đặt tại khu vực bảo vệ thường dân (PoC, dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc)

Những đứa bé gái người Nam Sudan đi bộ trên con đường chính của thị trấn Malakal. Hầu hết đường ở Nam Sudan là đường đất.

Đồ chơi của trẻ em – súng trường M16 được làm từ đất.

Một phòng khám y tế gần thị trấn Malakal, Nam Sudan

Một đứa trẻ người Dinka – dân tộc chiếm đại đa số người dân Nam Sudan bên trang trại bò.

Đối với người dân Dinka, Nam Sudan, gia súc giữ một vị trí nổi bật trong mọi mặt từ vấn đề kinh tế, tôn giáo, nghi lễ truyền thống.

Đứa trẻ phải uống sữa bò để chống đói, trong khi con bò cũng đói trơ xương

Một cậu bé bôi tro phân bò lên người để làm chất đuổi muỗi.

Bò ở Nam Sudan còn được coi là đơn vị tiền tệ. Độ giàu nghèo ở Nam Sudan được tính bằng quy mô đàn gia súc.

Nước tiểu của bò được sử dụng để gội đầu. Khi đến tuổi trưởng thành, những nam giới Dinka, Nam Sudan được đặt thêm một cái tên thứ hai “gắn với loài bò”. Điều này cho thấy tầm quan trọng của loài gia súc này trong đời sống tâm linh, văn hóa người dân Dinka, Nam Sudan

Một thành viên của lực lượng quân nổi dậy đứng bảo vệ giếng nước. Nước từ những chiếc giếng như vậy được coi là nguồn tài nguyên vô giá với người dân Nam Sudan.

Phó Tư lệnh của quân nổi dậy thăm một lán trại của tổ chức nhân đạo bị đốt phá bởi lực lượng trung thành với Chính phủ. “Chính phủ không muốn các tổ chức nhân đạo giúp đỡ chúng tôi và đó là lý do họ phá hủy nơi này” ông nói.

Sau khi giành được quyền kiểm soát khu vực từ quân Chính phủ, quân nổi dậy yêu cầu mọi người về nhà với lời hứa là cung cấp cho họ thức ăn. Tuy vậy, nhiều người dân đã chạy qua biên giới Ethiopia để tị nạn.

Đàn ông ở lại để chiến đấu, còn phụ nữ và trẻ em lên một chiếc xe tải để tìm đường đến biên giới Ethiopia.

Cảnh tượng trên chiếc xe tải với nhiều phụ nữ, trẻ con.

Quãng đường đến biên giới với Ethiopia khoảng 200km, nhưng cuộc hành trình có thể kéo dài đến 1 tuần hoặc hơn, vì đường sá lầy lội và cả những hiểm nguy đang chờ họ.

Với chiếc xe tải bị sa lầy, cách duy nhất để những người dân có thể tiếp tục đi là đi bộ. Tuy nhiên, họ luôn phải đối mặt với một hành trình nguy hiểm khi mâu thuẫn, thù địch giữa các phe phái là rất lớn.

Và ở đó, có sự xuất hiện của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.Lực lượng giữ gìn hòa bình của Ấn Độ và Bangledesh đi tuần trên sông Nile Trắng, gần thị trấn Malakal

Người lính bộ đội cụ Hồ cùng các đồng nghiệp trong lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và các em nhỏ người địa phương.

Ở mảnh đất đầy khói lửa đó, có sự xuất hiện của niềm tin, hy vọng mà người lính bộ đội cụ Hồ mang đến cho người dân Nam Sudan.

Những "bóng hồng" của lực lượng mũ nồi xanh

Họ là những “sứ giả hòa bình” mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, thực hiện nhiệm vụ tại các Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan. TỰ HÀO QUÁ, VIỆT NAM ƠI!