[ẢNH] Mỹ mua hơn ngàn tên lửa đạn đạo có thể xuyên thủng cả S-400

ANTD.VN - Mỹ vừa công bố kế hoạch mua 1.018 tên lửa đạn đạo chiến thuật thuộc chương trình PrSM - dòng vũ khí được coi là đối trọng với Iskander-M và xuyên thủng được hệ thống phòng thủ S-400.

Kế hoạch mua sắm vừa được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố nằm trong năm tài khóa 2021. Cụ thể, Mỹ đã quyết định chi trên 1 tỷ USD để mua về 1.018 đạn tên lửa thuộc chương trình tên lửa tấn công chính xác tầm xa PrSM

 "Số tên lửa này sẽ được trang bị cho những đơn vị tiền tuyến gần với lãnh thổ đối phương để sẵn sàng đáp trả nếu cần thiết", nguồn tin quân sự Mỹ tuyên bố

Theo Defence-blog, trong kịch bản thực chiến tiềm năng ở châu Âu, tên lửa PrSM Mỹ sẽ được sử dụng chủ yếu để chọc thủng hệ thống phòng không của Nga 

Trong khi đó ở Thái Bình Dương loại vũ khí này có chức năng chống các tàu chiến của Trung Quốc

Thiếu tướng John Rafferty thuộc lực lượng tấn công mặt đất Mỹ cho biết, việc trang bị vũ khí mới đang được xúc tiến nhằm mục đích dần thay thế cho hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS

Tên lửa mới có kích thước nhỏ hơn so với ATACMS. Đặc điểm này cho phép bố trí số lượng đạn lớn hơn tại các trạm tên lửa

Được biết quân đội Mỹ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm ngắn mới với tên gọi Precision Strike Missile (PrSM) tại bãi thử White Sand, bang New Mexico vào năm 2019

Đây được coi là đối thủ của Iskander (Nga) và được cho là có khả năng xuyên thủng cả lưới lửa phòng thủ của Nga

Nguyên mẫu tên lửa PrSM do hãng chế tạo Lockheed Martin phát triển được đánh giá có tính năng tương đương với các dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay

Dòng vũ khí tấn công này trong quá khứ từng bị giới hạn phát triển theo quy định của Hiệp ước về Các lực lượng tên lửa tầm trung (INF) giữa Mỹ và Liên Xô, sau này là Nga

Đại diện hãng chế tạo Lockheed Martin cho biết, nguyên mẫu tên lửa được phóng từ khung gầm tổ hợp pháo phản lực phóng loạt HIMARS

Đạn tên lửa thử nghiệm đã tấn công chính xác mục tiêu với việc quỹ đạo bay được kiểm soát toàn thời gian

Tầm bắn tối đa của PrSM được xác định khoảng 499km và có thể được tăng lên 550km với một vài hiệu chỉnh nhỏ

Việc Mỹ tăng cường phát triển tên lửa đạn đạo chiến thuật được đẩy mạnh sau khi hiệp ước INF với Nga tan vỡ

Các dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật của Mỹ ngoài đầu đạn thông thường hoàn toàn có thể mang theo đầu đạn hạt nhân

Việc Mỹ có trong tay những loại tên lửa đạn đạo chiến thuật sẽ tạo ra mối đe dọa lớn cho Nga và Trung Quốc

Các loại tên lửa này có thể bố trí tại các nước đồng minh của Mỹ nằm sát Nga và Trung Quốc

Chúng hoàn toàn có thể gây khó khăn cho các hệ thống đánh chặn, bởi lẽ các hệ thống tên lửa phòng thủ có rất ít thời gian để phản ứng so với tên lửa đạn đạo chiến lược

Chính vì điều này cả Mỹ và Liên Xô trước đây đều thống nhất không phát triển loại vũ khí này