[ẢNH] Mặc các nước phát triển tên lửa, vì sao Triều Tiên vẫn chú trọng pháo binh?

ANTD.VN - Không phải vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo mà pháo binh mới là vũ khí chủ lực của Bình Nhưỡng trong cán cân quân sự trên bán đảo Triều Tiên.

Do những hoàn cảnh đặc biệt nên Triều Tiên vẫn ưu tiên phát triển pháo binh. Có thể nói, Triều Tiên đang sở hữu lực lượng pháo binh mạnh nhất thế giới.

Vào năm 2010, pháo binh nước này đã đạt số lượng 21.100 khẩu, hiện nay con số này đang tiếp tục tăng lên.

Đáng sợ hơn họ đang tập trung phát triển pháo binh tầm xa và siêu xa, đủ sức vươn tới mọi ngóc ngách của thủ đô Hàn Quốc.

Các loại pháo tầm xa Triều Tiên cũng đặt các căn cứ quân sự của Mỹ đang đóng tại Hàn Quốc nằm dưới tầm tác chiến.

Gần đây Triều Tiên liên tục thử nghiệm các loại pháo tầm xa như một lời khẳng định cho sức mạnh của quân đội nước này.

Nếu một cuộc tấn công phủ đầu Bình Nhưỡng xảy ra thì ngay lập tức Hàn Quốc sẽ phải hứng chịu sự trả đũa mạnh mẽ từ lực lượng pháo binh Triều Tiên.

Theo giới phân tích, Triều Tiên đã đặt khoảng 8.000 khẩu pháo và hệ thống pháo phản lực tại khu vực giáp ranh hai miền. Số khí tài này có khả năng bắn 300.000 quả đạn vào Hàn Quốc trong giờ đầu tiên của cuộc trả đũa.

Điều đó có nghĩa là họ có thể gây ra thiệt hại to lớn cho đối phương mà không cần sử dụng đến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Triều Tiên sở hữu ít nhất năm hệ thống pháo vươn tới được thủ đô Seoul của Hàn Quốc, gồm pháo Koksan 170 mm và pháo phản lực phóng loạt 240 mm có khả năng tấn công các vùng ngoại ô phía bắc và một số phần của thành phố này.

Triều Tiên cũng vừa phát triển thành công pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 300mm có thể vươn đến điểm xa hơn cả thủ đô Seoul.

Điều này có nghĩa là các căn cứ của Mỹ tại Hàn Quốc cũng bị đe dọa bởi pháo binh Hàn Quốc.

Viện Nautilus về An ninh và Tính bền vững tính toán rằng, nếu Triều Tiên tấn công pháo binh tập trung vào các mục tiêu quân sự của Hàn Quốc, 3.000 người sẽ chết trong những giờ đầu tiên.

Còn nếu cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu bất kỳ, 30.000 người sẽ thiệt mạng.

Với tỷ lệ thương vong dự tính cao như thế đã khiến Hàn Quốc và Mỹ dù nhiều lần bất đồng với Bình Nhưỡng cũng không dám tiến tới miệng hố chiến tranh.

Mặc dù hệ thống phòng thủ của Hàn Quốc rất mạnh mẽ và hiện đại, tuy nhiên với một cơn mưa đạn pháo thì mọi biện pháp chống đỡ gần như không hiệu quả.

Theo tính toán trong một báo cáo an ninh của Hàn Quốc, lực lượng pháo binh Triều Tiên có thể bắn khoảng 10.000 viên đạn pháo đến Seoul chỉ trong vòng một phút và đủ khả năng hủy diệt thành phố này.

Một điểm đặc biệt gây khó khăn cho việc phản pháo cũng như phá hủy trận địa pháo Triều Tiên là các khẩu pháo được giấu trong lòng núi hiểm trở.

Hiện nay lực lượng pháo binh được coi là niềm tự hào của quân đội Triều Tiên.

Dù Triều Tiên đã có những động thái cho thấy họ sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân để đối lấy hòa bình và sự bền vững trên đảo.

Tuy vậy Triều Tiên vẫn đang tiếp tục xây dựng và hiện đại hóa lực lượng pháo binh.

Ngoài số lượng lớn pháo binh, lính pháo binh Triều Tiên cũng có khả năng bắn rất chính xác do thường xuyên được tập luyện.

Thậm chí giới quan sát cho rằng nếu chỉ tính riêng trình độ ngắm bắn thiện xạ của lính pháo binh, Triều Tiên đứng tốp đầu ngang hàng với Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Trong khi các nước tập trung phát triển tên lửa chiến thuật thì Triều Tiên vẫn trung thành với việc phát triển pháo binh.

Việc tập trung phát triển pháo binh được coi là lựa chọn có toan tính của Triều Tiên.

Trong bối cảnh tiềm lực kinh tế hạn chế, việc phát triển tên lửa chiến thuật cùng với tên lửa đạn đạo sẽ tạo ra áp lực rất lớn lên kinh tế của nước này.

Việc sử dụng pháo binh bắn ra mật độ lớn các loại đạn pháo sẽ giúp tiết kiệm chi phí trong khi vẫn bảo đảm hiệu quả hơn so với việc dùng tên lửa chiến thuật vừa đắt đỏ vừa dễ đánh chặn.

Pháo binh Hàn Quốc tuy hiện đại hơn, nhưng lại thua cả về tầm bắn cũng như mật độ hỏa lực.

Những loại pháo lớn cỡ nòng lớn 170mm có khả năng bắn xa tới 60km, xa hơn cả các loại pháo của Mỹ, Hàn Quốc, đủ sức uy hiếp từ xa mà không lo sợ phản pháo.