- [ẢNH] "Hỏa thần" M240 NATO, đối thủ với trung liên PK của Nga
- [ẢNH] Mỹ trang bị ‘sát thủ diệt tăng’ cầm tay mạnh gấp nhiều lần khẩu RPG-7 Nga
- [Info] Chiến đấu cơ Mỹ giá chỉ 10 triệu USD có thể đổ bộ vào Đông Nam Á
|
Tổ hợp tên lửa Pereh (dịch từ tiếng Do Thái là "onager" - máy ném của người La Mã cổ đại) đã được đưa vào trang bị cho Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) từ những năm 1980, nhưng không được tiết lộ cho công chúng cho đến năm 2011 và chỉ đến năm 2015, giới chức quân sự nước này mới chính thức thừa nhận sự tồn tại của nó. |
|
Ý tưởng về Pereh được hình thành trong Chiến tranh Yom Kippur (1973), khi Israel đối diện với nguy cơ bị áp đảo bởi lực lượng tăng-thiết giáp hùng hậu của Ai Cập. |
|
Bản chất và chiến thuật sử dụng Pereh được thiết kế trên khung gầm của xe tăng "Magah-5" (trên cơ sở dòng tăng hạng nặng M48 và M60 Patton của Mỹ), vũ khí trên xe là tên lửa chống tăng (ATGM). |
|
Pereh được tích hợp 12 tên lửa Spike-NLOS trong bệ phóng, được ngụy trang dưới dạng một tháp pháo, có khả năng quay 360 độ để tấn công mục tiêu ở mọi phía. |
|
Tên lửa hiện là một trong những “sát thủ” xe tăng tốt nhất thế giới này được nạp lên bệ phóng thông qua một cửa sập ở phía sau, có cả chế độ “bắn và quên” và có thể tiêu diệt các mục tiêu cách xa đến 25km. |
|
Pereh không đảm nhiệm vai trò dẫn đầu mũi đột kích mà lập tuyến xạ kích từ rất xa để trút tên lửa vào bãi tập kết xe tăng, thiết bị, kỹ thuật quân sự, trận địa kẻ thù từ khoảng cách mà đối phương chẳng thể nào đáp trả. |
|
Pereh vẫn giữ lại nòng pháo 105mm, tuy nhiên khẩu pháo này mang ý nghĩa tượng trưng chứ không có ý nghĩa thực chiến. |
|
Trong khi hành quân, nó chỉ được di chuyển trong đoàn xe tăng thông thường để che giấu công năng thực của xe. Khi triển khai có thể nhận dạng Pereh bằng một ăng ten lớn và cong gắn ở phía sau trên nóc tháp pháo. |
|
Các tính năng bổ sung khác bao gồm giáp bổ sung phía trước và hộp chứa đồ ở hai bên tháp pháo; một cặp súng máy FN MAG 7,62mm để phòng thủ; ống phóng lựu khói để tự ngụy trang. |
|
Pereh được trang bị động cơ diesel tăng áp AVDS-1790-2D công suất 750 mã lực, "sát thủ xe tăng" này di chuyển với tốc độ tối đa 50 km/h, dự trữ hành trình 480km. |
|
Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, các hình ảnh trực tuyến nhanh chóng biến mất theo lệnh của cơ quan kiểm duyệt IDF. Những bức ảnh về Pereh được phát hành lần đầu tiên trong Chiến dịch Protective Edge vào tháng 7-2014, lần đầu tiên không bị xóa, mặc dù không có chú thích nào về những bức tranh đó. |
|
Pereh được cho đã tham gia vào các cuộc chiến thực sự đó là Chiến tranh Lebanon lần II (2006), chiến dịch Cast Lead (2008) và Enduring Rock (2014). |
|
Năm 2018, Pereh đã phá hủy một hệ thống tên lửa phòng không Pantsir không có kíp xe do Nga sản xuất (không có phản ứng, kháng cự). |
|
Tại các khu vực như biên giới đồi núi phía bắc của Israel với Lebanon, Pereh thường xuyên được sử dụng để mật phục trên đỉnh đồi, quan sát các mục tiêu, thu thập thông tin tình báo và có thể cung cấp hỏa lực yểm trợ từ khoảng cách hàng km. |
|
Pereh là một loại vũ khí thông minh, chính xác và kịp thời, có khả năng bắn trúng mục tiêu đang di chuyển. |