[ẢNH] Lộ diện tên lửa bắn cháy Su-25 tại Syria chính là tên lửa vác vai KN-06 Trung Quốc

ANTD.VN - Nhiều nguồn tin khẳng định chiếc cường kích Su-25 của Nga bị bắn rơi hôm 3-2 chính là tên lửa phòng không vác vai KN-06 do Trung Quốc sản xuất, loại tên lửa từng bắn hạ một số trực thăng tấn công của liên quân Nga-Syria trước đó.

Từ nhiều nguồn khác nhau, tên lửa phòng không vác vai KN-06 của Trung Quốc đã lọt vào tay các lực lượng đang tham chiến chiến tại Syria. Loại vũ khí này đang gây khốn đốn cho trực thăng của Nga và Syria.

Chiếc cường kích Su-25 của không quân Nga được xác định bắn hạ bởi bởi tên lửa phòng không KN-06 có xuất xứ từ Trung Quốc.

Một chiếc trực thăng Mi-24 bị bắn hạ trên chiến trường Syria.

Tuy bắn hạ nhiều trực thăng nhưng đây là lần đầu tiên máy bay cường kích Su-25 bị tên lửa này bắn hạ trên chiến trường Syria.

Hình ảnh phiến binh hồi giáo cực đoan bên cạnh hệ thống phòng không vác vai KN-06 của Trung Quốc.

Hình ảnh chiếc máy bay Su-25 bị bắn rơi hôm 3-2 vừa qua.

Phi công điều khiển chiếc Su-25 đã bị phiến quân hồi giáo cực đoan giết hại.

Được biết tên lửa phòng không vác vai KN-06 của Trung Quốc đang rất phổ biến tại chiến trường Syria.

Trung Quốc được coi là đang bán nhiều loại vũ khí hạng nhẹ cho các bên đang tham chiến tại Syria.

Những loại vũ khí đặc biệt là tên lửa vác vai KN-06 đang trở thành nỗi ám ảnh trên chiến trường.

Tạp chí Jane's Defence Weekly (Anh) từng công bố các hình ảnh cho thấy, phiến quân IS sử dụng tên lửa phòng không vác vai FN-6 của Trung Quốc để diệt một trực thăng tấn công Mi-35 mà Nga mới chuyển giao cho không quân Iraq trong năm 2014. 

FN-6 là loại tên lửa phòng không vác vai do Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác Trung Quốc CPMIEC sản xuất. 

Nó có thể tấn công các mục tiêu bay ở độ cao thấp và rất thấp như trực thăng, máy bay chiến thuật, UAV và cả tên lửa hành trình.

Tên lửa FN-6 có chiều dài 1,495 mét, đường kính 71 mm, trọng lượng tên lửa 10,77 kg, trọng lượng phóng 17 kg. 

Các thành phần của nó bao gồm ống phóng chứa tên lửa HNT-6, thiết bị cung cấp điện ND-6, cơ cấu phóng SK-6, kính ngắm quang học MG-6 cùng một hệ thống nhận dạng bạn-thù IFF. 

Chúng sử dụng đầu dò hồng ngoại thế hệ 3 tiên tiến. Cảm biến hồng ngoại của nó có khả năng phân biệt nguồn nhiệt từ pháo sáng, ánh sáng mặt trời và từ mặt đất. 

Mũi hình nón của nó chứa đến 4 đơn vị dò tìm hồng ngoại. Nhà sản xuất khẳng định FN-6 có khả năng kháng nhiễu rất cao với các biện pháp đối phó hồng ngoại tiên tiến. 

Xác suất tiêu diệt mục tiêu vào khoảng 70%.

FN-6 sử dụng tên lửa nhiên liệu rắn một giai đoạn, động cơ đốt cháy ngay trong ống phóng. 

Nó có thể đạt tốc độ tối đa 360 m/s khi bay đón đầu và 300 m/s khi tấn công kiểu bám đuôi.

Để phóng tên lửa FN-6, xạ thủ cần sự trợ giúp của một người. Người này sẽ mở nắp đậy phía trước, phía sau ống phóng. 

Xạ thủ kích hoạt hệ thống điện tử và loại bỏ thiết bị làm mát đầu dò hồng ngoại cho đến khi đạt nhiệt độ hoạt động. 

Người bắn theo dõi mục tiêu bằng kính ngắm cho đến khi nó bị khóa vào tên lửa. 

Khi kính ngắm khóa mục tiêu, nó sẽ báo cho xạ thủ bằng tín hiệu ánh sáng nhấp nháy kèm theo âm thanh và xạ thủ cần khai hỏa ngay lập tức. 

Nếu để quá lâu mục tiêu có thể vượt khỏi phạm vi bám của đầu dò hồng ngoại.

Ngoài kính ngắm cơ khí, FN-6 có thể mang kính ngắm quang-điện tử hoặc kính ngắm hồng ngoại cho nhiệm vụ bắn đêm.

Người sử dụng có thể vác nó trên vai hoặc gắn trên giá phóng từ xe tải.

Cảm biến hồng ngoại tiên tiến cho phép FN-6 tấn công mục tiêu từ nhiều hướng khác nhau chứ không đơn thuần chỉ bám đuôi như các tên lửa phòng không vác vai thế hệ cũ. 

FN-6 có thể tiêu diệt mục tiêu từ 500 tới 5.500 mét, độ cao từ 15 tới 3.800 mét. 

Một phiến quân của lực lượng nổi dậy ở Syria tỏ ra vui mừng sau khi bắn cháy một trực thăng của quân đội Syria bằng tên lửa FN-6. CPMIEC đã xuất khẩu tên lửa FN-6 cho một số quốc gia như Bangladesh, Cambodia, Malaysia, Peru, Sudan và Syria. 

Năm 2013, New York Times từng cảnh báo việc Qatar hỗ trợ cung cấp tên lửa FN-6 cho lực lượng nổi dậy Syria có thể khiến tên lửa rơi vào tay các phần tử Hồi giáo cực đoan.

 Chúng sẽ trở nên nguy hiểm hơn với các máy bay quân đội các nước, đặc biệt là máy bay thương mại. 

Những lực lượng đang tham chiến tại Syria đã sở hữu rất nhiều tên lửa FN-6, chúng trở thành nỗi ác mộng cho không quân Nga, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và cả Mỹ và đồng minh.

Hình ảnh chụp lại giây phút chiếc cường kích Su-25 của Nga bị trúng tên lửa KN-06.

Hiện không quân các nước đang tích cực tìm cách đối phó với loại tên lửa cực kỳ nguy hiểm này.