[ẢNH] Không phải 500 mà có tới 1000 tên lửa Tomahawk Mỹ hướng vào Syria sẵn sàng khai hỏa

ANTD.VN - Với việc điều động tàu sân bay USS Harry S. Truman cùng biên đội tàu khu trục, tàu tuần dương và tàu ngầm hộ tống tới Syria, Mỹ đã nâng tổng số tên lửa Tomahawk đang hướng về Syria lên tới 1000 quả.

Hải quân Mỹ đã ra lệnh cho nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman hôm nay lên đường khởi hành tới Syria. Đi cùng hàng không mẫu hạm này là tuần dương hạm, khu trục hạm và cả tàu ngầm hạt nhân tiến công chiến lược mang theo tên lửa hành trình Tomahawk.

Cụ thể trong nhóm biên đội tàu sân bay USS Harry S. Truman có tàu tuần dương tên lửa USS Normandy, 3 tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke gồm USS Arleigh Burke, USS Forrest Sherman, và tàu USS Farragut và tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia mang theo tên lửa hành trình Tomahawk.

Tất cả các tàu sân bay của Mỹ đều có tàu ngầm, tàu khu trục, tàu tiếp liệu và tàu tuần dương đi theo tạo thành biên đội tác chiến.

Hình ảnh tàu sân bay Mỹ đang được bảo vệ bởi hai tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia đi trước cùng các tàu khu trục và tuần dương đi hai bên.

Bên cạnh đó Hạm đội 6 của Mỹ gần đó đang có nhóm tàu khu trục Aegis thuộc lớp Arleigh Burke gồm 5 chiếc USS-Mahan, USS-Ramage, USS-Gravely, USS-Barry và USS-Stout sẵn sàng nhận lệnh tham chiến để đổ bộ vào bờ biển Syria.

Tại bờ biển Syria đang có sự hiện diện của tàu khu trục hạm mang tên lửa hành trình USS Donald Cook.

Như vậy Mỹ đang điều lực lượng gồm 9 tàu khu trục hạm, một tuần dương hạm, 2 tàu ngầm tấn công và một tàu sân bay cùng hướng về phía Syria sẵn sàng đợi lệnh.

Với 90 quả tên lửa Tomahawk được trang bị trên mỗi tàu tuần dương và tàu khu trục cộng với số tên lửa Tomahawk trên các tàu ngầm tấn công, như vậy Mỹ đang duy trì khoảng 1000 quả tên lửa hành trình sẵn sàng tham chiến tại Syria.

Đứng trước nguy cơ Mỹ tấn công Syria, Nga đã điều máy bay trinh sát săn ngầm Il-38N đến khu vực bờ biển Syria.

Đồng thời các chiến hạm cực mạnh của Nga thuộc Hạm đội biển Đen đang hoạt động tại Syria được đặt trong tình trạng báo động cao.

Nga một mặt đang tích cực trên mặt trận ngoại giao nhằm tránh cho một cuộc tấn công từ phía Mỹ vào Syria.

Mặt khác họ cũng phô trương sức mạnh cơ bắp nhằm hy vọng Mỹ và phương Tây sẽ bớt những cái đầu nóng lại để không tấn công vào Syria gây leo thang xung đột.

Với lệnh điều động một biên đội tác chiến gồm nhiều loại tàu chiến và một số lượng cực lớn tên lửa hành trình Tomahawk, đây được coi là lần điều động lớn nhất kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền.

Từ lâu tên lửa hành trình Tomahawk đã được coi là đòn phủ đầu uy lực của Mỹ. Cho tới nay nó vẫn được coi là loại tên lửa hành trình cực hiệu quả, vượt trên cả Kalibr của Nga nếu xét tổng thể các thông số.

Loại vũ khí này cũng là "ngôi sao" sáng nhất trong hệ thống tên lửa của Mỹ. 

Hình ảnh Tomahawk đánh trúng mục tiêu là một chiến hạm trong cuộc tập trận.

Với trọng lượng 1.300 kg và chiều dài 5,56 m với phiên bản thường và trọng lượng 1.600 kg, chiều dài 6,25 m với phiên bản tăng cường, Tomahawk mang được đầu đạn nặng 450 kg hoặc đầu đạn hạt nhân W80. 

Phạm vi hoạt động của phiên bản tiêu chuẩn khoảng 2.500 km ở phiên bản tiêu chuẩn.

Tuy chỉ bay với tốc độ cận âm nhưng nhờ khả năng né tránh linh hoạt hệ thống phòng thủ của đối phương nên Tomahawk dễ dàng bắn hạ các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương. 

Với khả năng mang theo đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân, tên lửa Tomahawk có khả năng phá hủy lớn hơn rất nhiều so với dáng vẻ bề ngoài có phần thon gọn của nó.

Trên thực tế, Tomahawk là một trong những tên lửa đa nhiệm bậc nhất thế giới. Với khả năng bắn từ mặt đất, trên tàu chiến hay tàu ngầm hoạt động dưới đáy biển, Tomahawk dễ dàng tham chiến ở mọi chiến trường. 

Thua kém nhiều so với các loại tên lửa khác về tốc độ nhưng khả năng bay theo sự điều khiển là thế mạnh vượt trội của Tomahawk.

Ngay sau khi rời bệ phóng, các chuyên gia vũ khí có thể điều khiển tên lửa thông qua hệ thống định vị toàn cầu. 

 Hình ảnh căn cứ quân sự Syria bị trúng tên lửa Tomahawk trong một cuộc tấn công trước đây của Mỹ.

Trong trường hợp tự hành theo lịch trình được cài đặt sẵn, tên lửa Tomahawk vẫn nhận các tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh hoặc hệ thống do thám tối tân của Mỹ để dễ dàng bắn hạ mục tiêu mà không gặp phải bất kể sự cản trở nào của đối phương.

Dù tầm bắn lên tới 2.500 km và tốc độ 880 km/h, Tomahawk vẫn có thể thay đổi mục tiêu khi đang di chuyển. 

Hình ảnh tên lửa Tomahawk được phóng từ máy bay ném bom chiến lược B-52.

Cặp cánh dài độc đáo giúp Tomahawk linh hoạt trong quá trình bay. 

Không bay theo đường thẳng mà có khả năng di chuyển linh hoạt qua những “điểm mù” của radar phòng không đối phương giúp khả năng sống sót của Tomahawk rất cao.

Cơ chế điều khiển hết sức hiện đại của tên lửa hành trình Tomahawk.

Trên thực tế, phát hiện Tomahawk bằng radar hay các thiết bị quét hồng ngoại là việc rất khó. 

Thêm vào đó, hệ thống dẫn đường phức tạp, tích hợp nhiều công nghệ khác nhau giúp Tomahawk trở nên chính xác vượt trội trong mọi điều kiện tác chiến. 

Thậm chí, gần như chắc chắn Tomahawk biết nó đang bay ở địa hình nào, độ cao bao nhiêu với sai số 1m trên 1.000m đường bay. Hình ảnh các tàu tuần dương và tàu khu trục của Mỹ được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk.

Không chỉ vậy, Tomahawk còn có thể đọc địa hình theo chiều thẳng đứng để so sánh với bản đồ số được nạp sẵn, giúp tên lửa di chuyển an toàn và chính xác hơn. 

Cuối cùng, hệ thống so sánh điện tử với mắt thần giúp Tomahawk lao vào mục tiêu với sai số dưới 10m. Đây là con số cực ấn tượng cho một loại tên lửa có tầm bay trên cả ngàn cây số.

Sau khi nạp sẵn dữ liệu mục tiêu, hệ thống điện tử của Tomahawk sẽ so sánh các bức ảnh mà mắt thần chụp lại để xác định mục tiêu.

Cuối cùng, Tomahawk sở hữu hệ thống định vị toàn cầu GPS, giúp xác định vị trí tên lửa và quỹ đạo bay. 

Bên cạnh đó, khả năng kết nối và cập nhật thông tin mục tiêu từ các thiết bị do thám khác giúp đảm bảo khả năng bắn hạ. .

Chính vì lẽ đó, Tomahawk có khả năng bắn lọt qua cửa sổ của căn nhà mục tiêu

Góc chụp tên lửa Tomahawk đang phóng xuống một mục tiêu nhỏ khi được phóng từ khoảng cách hơn 1000km. Có thể thấy rõ độ chính xác của loại tên lửa này.

Sức phá hủy kinh hoàng sau khi tên lửa Tomahawk chạm mục tiêu.

Tên lửa Tomahawk được phóng lên từ tàu ngầm tấn công hạt nhân của Mỹ.

Với hệ thống ống phóng Mk-41, tên lửa Tomahawk đang lao vút lên từ tàu khu trục hạm của Mỹ.

Ngoài hệ thống ống phóng Mk-41, Tomahawk còn được phóng từ những bệ phóng khác.

Một bệ phóng cơ động được lắp đặt ở đuôi tàu chiến. Với kiểu bệ phóng này, Tomahawk có thể triển khai ngay cả trên những chiến hạm cỡ nhỏ dưới 2000 tấn.

Hình ảnh chiến hạm Mỹ đang phóng tên lửa hành trình Tomahawk.

Một hệ thống chỉ huy đối phương bị tên lửa này đánh trúng.

Các vụ tấn công bằng tên lửa Tomahawk thường diễn ra trong đêm để tăng thêm sự bất ngờ cho cuộc tấn công.

Từ khi ra đời cho tới nay, Tomahawk không ngừng được nâng cấp liên tục để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe trong chiến tranh hiện đại.

Những phiên bản mới có kích thước không mấy thay đổi nhưng sức hủy diệt lại tăng lên đáng kể.

Ngoài đầu đạn đơn, Tomahawk còn lắp đặt những đầu đạn con để hủy diệt cả một biên đội xe tăng hoặc xe bọc thép của đối phương.

Hình ảnh các đầu đạn con của tên lửa được tách ra để phá hủy các mục tiêu dưới mặt đất.

Với số tên lửa lớn như lần triển khai này, nếu Mỹ quyết định tấn công thì đây sẽ là một thảm họa khủng khiếp cho quân đội Syria.

Dù được trang bị một số hệ thống đánh chặn tầm gần có khả năng tiêu diệt tên lửa Tomahawk như Pantsir-S1.

Nhưng với 40 hệ thống Pantsir-S1 là quá ít để đánh chặn so với hàng ngàn tên lửa được phóng đi.

Mặt khác cũng chưa có cuộc đối đầu thực sự nào giữa Pantsir-S1 và Tomahawk nên chưa thể kiểm chứng tính hiệu quả của hệ thống này.

Giới quan sát hy vọng một giải pháp ngoại giao là bước đi tốt nhất để tháo gỡ ngòi nổ tại đây. Tin mới nhất cho thấy Nga và Syria đã đồng ý để tiến hành một cuộc điều tra về vụ tấn công hóa học hôm 8-4 tại thị trấn Douma, đây chính là mấu chốt vấn đề khiến căng thẳng tăng đột biến.