[ẢNH] F-14 Tomcat, chiến đấu cơ huyền thoại của Hải quân Mỹ

ANTD.VN - Là tiêm kích thế hệ thứ 4 đầu tiên của Mỹ, F-14 Tomcat được coi là chiến đấu cơ huyền thoại của hải quân Mỹ khi chúng giữ vai trò tiêm kích hạm chủ đạo trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh vào giai đoạn căng thẳng nhất. 
Khi nói đến những chiến đấu cơ tạo ra bước ngoặt của quân đội Mỹ thì không thể không kể đến dòng chiến đấu cơ đầu tiên thuộc thế hệ thứ 4, đó chính là tiêm kích cánh cụp cánh xòe F-14 Tomacat.
Máy bay cất cánh lần đầu vào năm 1970, được đưa vào sử dụng trong Hải quân Mỹ từ năm 1974. Năng lực của F-14 được đánh giá là vượt trội so với các máy bay của Liên Xô cùng thời kỳ, mãi tới khi Su-27 xuất hiện, khoảng cách giữa chiến đấu cơ Mỹ và Liên Xô mới bị phá bỏ.
Phiên bản được sản xuất đầu tiên là F-14A sử dụng động cơ TF-30, bị đánh giá là lực đẩy yếu và độ tin cậy thấp.
Từ phiên bản F-14B và D, nhà sản xuất lắp động cơ GE F-110 mới có lực đẩy mạnh hơn.
Với động cơ mới có hiệu suất cao này, phi công có thể cất cánh mà không cần sử dụng đến buồng đốt 2 lần, giúp đảm bảo an toàn hơn.
F-14 phiên bản A và B được trang bị radar xung Doppler AWG-9. Đây là loại radar chưa được nhạy bén..

Sau đó Mỹ đã phát triển radar APG-71 với năng lực vượt trội để trang bị cho dòng tiêm kích hạm chủ lực này.

F-14 Tomcat được thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe, 25% lực nâng của F-14 đến từ khu vực rộng lớn giữa 2 cánh.
F-14 Tomcat không có khả năng cơ động ấn tượng như F-16, nhưng khả năng ổn định ngang rất tốt mang lại khả năng không chiến đáng sợ trên bầu trời.
Đặc biệt với thiết kế cánh cụp, cánh xòe giúp F-14 bay ổn định ở tốc độ thấp.
Vũ khí chính của Tomcat là 6 tên lửa AIM 54 Phoenix tầm bắn tới 190 km. Đây là tên lửa không đối không có tầm bắn xa nhất của Mỹ.
Ngoài ra chúng vẫn trang bị một khẩu pháo 20mm tiêu chuẩn và các tên lửa không đối không AIM-7 và AIM-9.

Chúng có thể mang theo 4 tên lửa AIM-7 trên thân và 4 tên lửa AIM-9 trên hai cánh.

Ở phiên bản F-14D còn có thể mang theo tên lửa không đối không tầm xa AIM-120.

F-14 Tomcat có thể mang theo nhiều loại bom khác nhau như: GBU-10, GBU-12, GBU-16, GBU-24, GBU-24E Paveway I/II/III LGB, GBU-31, GBU-38 JDAM, Mk-20 Rockeye II, Mk-82, Mk-83 và Mk-84

Để không chiến tầm gần, F-14 được trang bị pháo hàng không M61 Vulcan có khả năng khai hỏa 6000 phát/phút.
F-14 Tomcat có khả năng mang tổng trọng lượng vũ khí đạt 5,9 tấn, lớn hơn một chút so với đối thủ Su-33 của Nga.
F-14 Tomcat có sải cánh rộng, do đó phi công phải giữ thăng bằng tốt khi hạ cánh.
Kích thước F-14 Tomcat khá ấn tượng với chiều dài máy bay là 18,6m, sải cánh khi xòe là 19m, trong khi gập là 11,4m.
Trọng lượng rỗng 19.000kg, trong khi trọng lượng cất cánh tối đa 32.805kg.
Máy bay được trang bị cặp động cơ F110-GE-400 với lực đẩy khô là 72kN, trong khi tăng lực là 126kN.
Cặp động cơ cực khỏe này giúp F-14 Tomcat đạt vận tốc tối đa Mach 2.34, phạm vi hoạt động gần 1.000km, trần bay đạt 16.000m.
Tổng cộng đã có 712 chiếc được sản xuất từ 1969 - 1991. Tuy nhiên giá thành của phiên bản F-14D Super Tomcat là cao nhất với đơn giá 38 triệu USD/chiếc vào năm1998.

Nhiệm vụ chiến đấu cuối cùng của F-14 diễn ra vào ngày 8-2-2006 khi hai chiếc phi cơ F-14D Super Tomcat hạ cánh xuống tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) sau khi ném bom Iraq.

Đến tháng 9-2006, Hải quân Mỹ ngưng sử dụng toàn bộ phi đội F-14D Super Tomcat.

Ngoài Mỹ còn có Iran đang sở hữu loại máy bay này. Ước tính vẫn còn khoảng 20 trong tổng số 79 chiếc F-14 Iran mua từ Mỹ vẫn còn hoạt động được.