[ẢNH] Đi Đà Lạt khám phá dinh thự xa hoa, chứa "bí ẩn số 13" của vua Bảo Đại

ANTD.VN - Dinh 1 Đà Lạt (hay còn được gọi là Dinh 1 Bảo Đại) hiện là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng được nhiều du khách ghé thăm. Sau nhiều lần trùng tu, dinh thự của vị vua cuối cùng triều Nguyễn tại Đà Lạt vẫn giữ được nét đẹp độc đáo, mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp. 

Dinh 1 Đà Lạt là công trình nổi tiếng, gắn liền cùng tên tuổi vị vua cuối cùng của thời kỳ phong kiến Việt Nam – vua Bảo Đại

Dinh 1 Đà Lạt hiện là một trong những địa điểm du lịch được nhiều du khách yêu thích. Bất kỳ ai từng tới Dinh thự này chắc chắn đều sẽ bị ấn tượng bởi con đường lát đá với hàng cây tràm thân trắng cổ thụ dẫn vào Dinh 

Dinh 1 được triệu phú người Pháp - Robert Clément Bourgery xây dựng năm 1929. Sau đó, được vua Bảo Đại mua lại và biến thành tổng hành dinh của mình trong thời gian ông làm quốc trưởng (1949-1955)

Dinh 1 toạ lạc trên độ cao 1550 m. Quanh dinh có 18 ha rừng thông

Dinh thự gồm 2 tầng và 1 hầm lớn, được thiết kế cân xứng ở cửa vòm, gờ chỉ, trụ cột theo lối tân cổ điển

Căn biệt thự cổ kính được sơn sửa lại đúng màu nguyên bản thời kỳ vua Bảo Đại sử dụng

Dinh 1 Đà lạt còn được gọi với tên thứ hai là King Palace 1

Bức tượng được đặt trước cửa vào Dinh 1

Cửa sổ mang đậm phong cách kiến trúc Pháp 

Tại tầng 1, ngoài sảnh chính để đón tiếp, hai bên tòa nhà là 2 phòng khách lớn 

Phòng khách sang trọng với bộ bàn ghế gỗ và lò sưởi 

Nội thất trong phòng được tu sửa và đặt lại nguyên vẹn như xưa

Tủ Lyon (1800-1850) được sản xuất tại thành phố Lyon (Pháp). Tủ Lyon được chạm khắc với hình tượng con sư tử - biểu tượng trên phù điêu logo của thành phố

Hình ảnh lẵng hoa chạm khắc phần bên dưới tủ là những hình ảnh đặc trưng thường thấy trên các đồ trang trí trong các lâu đài, cung điện của Pháp. Lẵng hoa quả gồm nhiều hoa quả thể hiện sự sung túc, giàu có 

Phía trên lò sưởi là bức ảnh vua Bảo Đại 

Phòng khách được nối với căn phòng trưng bày “Vua Bảo Đại và bí ẩn số 13”

Căn phòng gây nhiều tò mò cho du khách 

Cuộc đời vua Bảo Đại có nhiều sự kiện gắn liền với con số 13 

Thông tin về 13 đời vua Triều đại Nhà Nguyễn (1802-1945)

Ảnh chụp Hoàng tử Vĩnh Thuỵ năm 1925 

Những mẫu tiền cổ được trưng bày trong tủ kính 

Phòng làm việc Nguyễn Đệ (bí thư của Bảo Đại) cũng được đặt ở tầng 1

Nguyễn Đệ nguyên là Đổng lý Văn Võ Phòng Đức Quốc trưởng Bảo Đại. Ông là người được Bảo Đại tin cậy và giao trọng trách “Khâm Mạng Hoàng Đế” và là người chỉ huy công việc tại văn võ phòng  

Một chiếc điện thoại với tai nghe và mic nói riêng biệt được đặt trong phòng

Bảng đồng hồ “World of pan” với những bức tượng mạ vàng tinh xảo được đặt trên mặt đồng đen nặng 30kg 

Trong ảnh là phòng khách thứ 2 của Dinh 1. Cũng tại tầng 1 còn bốn căn phòng là phòng văn thư, phòng chuyển tiếp, vệ sinh và bếp

Cầu thang được đặt tại sảnh chính, ngay tại khu vực bàn lễ tân 

Cầu thang gỗ được trải thảm đỏ sang trọng 

Khu vực quầy lễ tân được trang trí bằng nhiều đồ vật quý giá 

Hình vua Bảo Đại và Nam phương Hoàng hậu được đặt tại bàn 

Những vật dụng trước đây như máy nghe nhạc đĩa than, kệ lò sưởi, giá sách, bàn ghế... đều được tu sửa và đặt lại nguyên vẹn như xưa

Lầu 2 có 3 phòng ngủ là phòng của bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại), phòng của vua, phòng của Nam Phương Hoàng hậu nằm đối diện qua dãy hành lang. 

Phòng nghỉ của vua Bảo Đại: Từ năm 1946 đến năm 1949 Bảo Đại sống lưu vong tại nước ngoài. Ngày 28-8-1949 ông trở lại Việt Nam là Quốc trưởng và mở văn phòng làm việc tại Dinh này 

Từ năm 1955, vua Bảo Đại sống tại Pháp và mất ngày 31-7-1997, hưởng thọ 87 tuổi 

Giai đoạn từ năm 1956 đến 1963, dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, căn phòng này cũng là phòng nghỉ của ông Ngô Đình Diệm khi ông lên Đà Lạt

Ngô Đình Diệm từng cho sửa sang và xây dựng lại đường hầm bí mật tại Dinh này. Cánh cửa đi xuống hầm được nguỵ trang bằng một giá sách bên tay phải giường ngủ. Cửa thoát dẫn thẳng ra sân bay trực thăng

Dưới đường hầm gồm các phòng: Phòng làm việc và nghỉ ngơi của Tổng thống, phòng điện đài cơ yếu và phòng bảo vệ. Tại hầm chính có các nhánh toả ra các trạm canh gác xung quanh Dinh 

Phòng nghỉ của vua Bảo Đại với nhiều cửa sổ và ban công lớn 

Trên tường trong phòng nghỉ của vua Bảo Đại treo nhiều ảnh của ông 

Giữa căn phòng có một cây đàn piano

Phòng nghỉ của Hoàng hậu Nam Phương 

Nam Phương Hoàng hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan. Năm 1934 bà kết hôn với vua Bảo Đại và được tấn phong làm Nam Phương Hoàng hậu 

Trong căn phòng hiện được treo nhiều tranh, ảnh của Nam Phương Hoàng hậu 

Sau năm 1956, khi ngô Đình Diệm tiếp quản dinh thự thì căn phòng này được dùng làm phòng ngủ của Ngô Đình Thuỵ mỗi khi ông lên Đà Lạt 

Căn phòng quan trọng nhất - phòng họp Nội các nằm ở tầng 2 của tòa dinh thự 

Phòng Nội Các là nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng của Quốc trưởng Bảo Đại thời kỳ 1949-1954. Tại đây cũng diễn ra các cuộc họp bàn về chiến sự từ năm 1955-1963

Phòng nghỉ của các quan được bài trí đơn giản nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi 

Phòng bà Từ Cung - thân mẫu của vua Bảo Đại 

Bà Từ Cung tên thật là Hoàng Thị Cúc. Bà là người vợ duy nhất có con với vua Khải Định. Bà được phong là Đoan Hy Hoàng Thái Hậu. Bà thường nghỉ ngơi tại phòng này mỗi khi lên Đà Lạt 

Sau năm 1955, khi Bảo Đại và gia đình sống lưu vong tại Pháp, Bà Từ Cung vẫn ở lại Huế. Bà mất vào năm 1980 

Phía sau lưng đồi là bãi đỗ trực thăng, đài phun nước...  Lối đi ngầm từ bãi đỗ trực thăng được thông vào phòng ngủ của vua Bảo Đại, đi qua các phòng điện đài, phòng cho lính bảo vệ, hầm chính, có đường tỏa ra các trạm gác xung quanh dinh thự

Trong khuôn viên Dinh 1 còn có nhiều căn biệt thự nhỏ. Trước kia, đây là nơi ở của đoàn phi công người Pháp lái máy bay riêng và những người lái xe phục vụ vua Bảo Đại