[ẢNH] "Đêm kinh hoàng" chờ đợi không quân Thổ Nhĩ Kỳ khi phòng không Syria giăng bẫy đón lõng?

ANTD.VN - Từng bắn hạ chiến đấu cơ Israel, với trang bị cực mạnh, phòng không Syria sẵn sàng cho một cuộc đối đầu với chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ một khi nước này tấn công vào quân đội của Tổng thống Assad.
[ẢNH]
Quân đội Syria đang có trong biên chế những hệ thống phòng không cực mạnh, việc nước này có thể bắn gục chiến đấu cơ Israel dù Tel-aviv được coi là không quân hùng mạnh nhất vùng Trung Đông.
[ẢNH]
Trước chiến tranh, phòng không Syria được coi là một trong những lực lượng mạnh nhất Trung Đông. Họ có khá đa dạng các chủng loại vũ khí, từ tầm thấp đến tầm cao và bao gồm cả những hệ thống hiện đại mới của Nga.
[ẢNH]
Có nguồn tin cho rằng Syria thậm chí còn đặt mua cả hệ thống phòng không S-300 của Nga, tuy nhiên nội chiến tại quốc gia này đã khiến thương vụ bị gián đoạn.
[ẢNH]
Theo số liệu của Military Balance, Syria có 25 lữ đoàn và 2 trung đoàn phòng không độc lập.
[ẢNH]
Hệ thống tên lửa phòng không S-200 do Liên Xô phát triển từ những năm 1960, được thiết kế nhằm bảo vệ các mục tiêu chiến lược khỏi máy bay ném bom tầm xa, tầm cao của Mỹ và phương Tây.
[ẢNH]
Trước khi có S-400, S-200 là tên lửa phòng không đạt tầm bắn xa nhất thế giới, vượt cả tầm bắn của S-300.
[ẢNH]
Đạn tên lửa S-200 sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay. Ở pha cuối dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động tấn công mục tiêu.
[ẢNH]
Mỗi quả đạn lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 217 kg (chứa bên trong 16.000 mảnh nhỏ loại 2g và 21.000 mảnh nhỏ 3,5g) cho bán kính sát thương rất lớn, đủ biến máy bay thành bó đuốc giữa không trung một khi bị trúng tên lửa S-200.
[ẢNH]
Bên cạnh hệ thống S-200, phòng không Syria còn có hàng loạt các hệ thống đánh chặn uy lực khác.
[ẢNH]
Như hệ thống 9K33 Osa (SA-8). Đây được coi là sát thủ của trực thăng tầm thấp.
[ẢNH]
Hệ thống phòng không tầm thấp Strela-10 (SA-13)
[ẢNH]
Hệ thống tên lửa tầm trung di động Buk M2E.
[ẢNH]
Hệ thống phòng không 2K12 Kub (SA-6) biệt danh "Ba ngón tay thần chết" từng khiến không quân Israel lạnh gáy.
[ẢNH]
Hệ thống tên lửa Pechora-2M, đây cũng là hệ thống phòng không duy nhất trên thế giới cho tới thời điểm hiện tại bắn hạ máy bay tàng hình F117 của Mỹ.
[ẢNH]
Syria cũng được Nga chuyển giao một số tổ hợp phòng thủ tầm gần Pantsir-S1. Đây được coi là những hệ thống phòng không hiệu quả nhất hiện nay tại chiến trường này khi liên tục lập công.
[ẢNH]
Việc Syria sở hữu một lưới lửa phòng không cực mạnh cho thấy họ sẵn sàng đương đầu với một cuộc tập kích bằng không quân đối phương.
[ẢNH]
Trước đây khi Israel tấn công quân đội Syria (SAA), nước này chỉ phản ứng một cách kiềm chế vì lo ngại một cuộc xung đột thêm với Tel-aviv chỉ gây bất lợi thêm cho SAA ở thời điểm hiện tại.
[ẢNH]
Tuy nhiên sức chịu đựng nào cũng có giới hạn, khi không quân Israel tăng cường các cuộc không kích với cường độ cao thì phòng không Syria đã lên tiếng.
[ẢNH]
Việc bắn hạ ngay lập tức chiến đấu cơ F-16D của Israel cho thấy năng lực tác chiến của phòng không nước này không thể coi thường.
[ẢNH]
So với không quân Israel, không quân Thổ Nhĩ Kỳ không mạnh hơn, thậm chí họ còn bị đánh giá thấp hơn ở một số tiêu chí.
[ẢNH]
Trang bị của Thổ Nhĩ Kỳ cũng không mạnh mẽ hơn Israel, vì ngoài tiêm kích F-15, F-16 Israel còn có cả máy bay tàng hình F-35.
[ẢNH]
Do liên tục xảy ra chiến tranh nên trình độ của phi công Israel cũng được đánh giá cao hơn hẳn Thổ Nhĩ Kỳ.
[ẢNH]
Vì vậy hành động tấn công vào quân đội Syria vừa qua cho thấy họ sẽ gặp khó khăn thậm chí là "Đêm tối kinh hoàng" nếu phòng không Syria giăng lưới lửa đón lõng.
[ẢNH]
Mặt khác Thổ Nhĩ Kỳ đã đem quân vào lãnh thổ Syria, trực tiếp can thiệp vào cuộc nội chiến tại đây khi hỗ trợ lực lượng quân đội Syria tự do (FSA) nên Syria không còn lý do để lo ngại.
[ẢNH]
Trước sau gì một cuộc xung đột toàn diện giữa hai quốc gia láng giềng vốn "cơm không lành canh chẳng ngọt" cũng sẽ diễn ra.
[ẢNH]
Ngay sau khi đem quân vào chiến trường Syria, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có những cuộc va chạm lẻ tẻ.
[ẢNH]
Sau đó là những cuộc đấu pháo dữ dội và gần đây nhất là việc không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công trực diện vào quân đội Syria tại khu vực Afrin.
[ẢNH]
Lúc đầu Thổ Nhĩ Kỳ hạn chế dùng đến không quân vì lo ngại phản ứng quốc tế cho rằng nước này đang can thiệp vào nội tình Syria hơn là cuộc tấn công vào nhóm người Kurd.
[ẢNH]
Nhưng đến nay tình thế đã khác, ác chiến đã bắt đầu diễn ra giữa quân đội hai nước không những tại khu vực Afrin mà còn diễn ra ở cả tỉnh Idlid.
[ẢNH]
Quân đội Syria đã hạ lệnh cho phòng không nước này sẵn sàng chiến đấu.
[ẢNH]
Những hệ thống phòng không Syria ngoài triển khai xung quanh thủ đô Damascus họ còn cho tới cả khu vực tỉnh Idlid.
[ẢNH]
Thế giới nín thở chở những phản ứng tiếp theo từ hai nước.
[ẢNH]
Nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tấn công vào quân đội Syria như điều họ đã làm hồi đầu tháng 3 vừa qua thì việc hệ thống phòng không Syria khai hỏa là điều chắc chắn xảy ra.
[ẢNH]
Một cuộc phiêu lưu bằng không quân sẽ đem lại nhiều rủi ro hơn là chiến thắng trong hoàn cảnh hiện tại đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
[ẢNH]
Thực tế chiến trường cho thấy dù được trang bị tốt hơn hẳn lực lượng người Kurd, nhưng cho đến nay Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa làm chủ được khu vực Afrin. Ankara sẽ phải suy tính thiệt hơn nếu như để không quân đối đầu với quân đội Syria vốn đang hừng hực khí thế sau khi bắn hạ chiến đấu cơ Israel.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]