Ẩn ý của Mỹ khi bất ngờ cho máy bay mạnh nhất thế giới F-22 tham chiến tại Syria và đòn cân não với Nga

ANTD.VN - Trong số những vũ khí đang hoạt động tại chiến trường Syria, thì F-22 được giới quan sát quan tâm đặc biệt bởi đây là máy bay chiến đấu mạnh nhất hành tinh hiện nay. Tại sao Mỹ dùng đến F-22 trong khi khủng bố IS không có không quân cũng như hệ thống phòng không?

Có thể nói chiến trường Syria hiện nay là nơi xuất hiện hầu hết các loại vũ  khí hiện đại nhất thế giới, từ máy bay F-15E, F-18E/F, Su-35, Mi-28, S-400, Tu-160, B-1B. Tuy nhiên giành được nhiều sự quan tâm nhất chính là sự xuất hiện của F-22 Raptor.

Bởi lẽ đây chính là lần thực chiến đầu tiên của loại máy bay tiêm kích mạnh nhất hành tinh này. Nhiều ý kiến cho rằng không đáng để Mỹ dùng "dao mổ trâu giết gà" vì khủng bố IS không hề có không quân cũng như hệ thống phòng không. Vậy tại sao phải dùng đến loại tiêm kích tàng hình đắt đỏ này? 

Thực ra người Mỹ rất thực dụng. Họ đã tính toán rất kỹ khi điều F-22 tham gia tấn công ngay khi bắt đầu cuộc can thiệp vào Syria nhằm tiêu diệt khủng bố. Những mục tiêu bị F-22 tiêu diệt ngay trong lần xuất kích đầu tiên. 

 Dù sao khủng bố IS cũng nằm trong lãnh thổ Syria, việc tấn công vào một nước có hệ thống phòng không mạnh như Syria khiến Mỹ phải thận trọng khi mà mối quan hệ giữa Washington và chính phủ Assad đang trong tư thế đối đầu. Syria đang có hệ thống S-200 cực kỳ nguy hiểm.

Không chỉ có vậy, lực lượng phòng không Syria còn có trong biên chế các tổ hợp tên lửa đất đối không tầm trung di động Buk-M2E với đạn đánh chặn 9M317, đủ khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu bay trong dải cự ly lên tới 50 km.

Ngoài những hệ thống hiện đại trên, Quân đội Syria còn một lượng đáng kể các tổ hợp phòng không được sản xuất từ thời Liên Xô, trong ảnh là một khẩu đội 9K35 Strela-10 (SA-13 Gopher).

Và cả tổ hợp pháo tên lửa Pantsir-S1 biệt danh mãnh thú mới nhất của Nga sản xuất. Cùng nhiều tổ hợp khác như SA-9 GaskinSA-8 Gecko, SA-125...

Vì thế Mỹ có lý do để lo ngại các hệ thống này tuy không làm khó cho F-22 nhưng lại làm khó cho nhóm máy bay tấn công kế tiếp như F-15E, F-16, F-18E/F, B-1B.

Khi sử dụng F-22, người Mỹ ẩn ý sẽ sẵn sàng dùng mãnh thú này để tiêu diệt các kệ thống phòng không cũng như tiêm kích của Syria một khi tổng thống Assad dám bắn vào máy bay Mỹ.

Việc lọt qua được tất cả các lưới lửa phòng không của Syria cho phép F-22 mang bom thông minh có thể tấn công vào sâu lãnh thổ Syria, nơi có các căn cứ tên lửa phòng thủ.

Ngoài ra, việc Nga đang hỗ trợ đắc lực cho tổng thống Assad trong khi Mỹ tiếp tục đỡ đầu cho lực lượng dân chủ vốn đối lập với tổng thống Assad, điều này cho thấy việc điều F-22 xung kích cũng là đòn cân não với Nga.

Và cũng giống như Nga đang đem các vũ khí mạnh mẽ nhất của mình tới thực nghiệm chiến trường, không loại trừ khả năng người Mỹ cũng làm thế đối với F-22.

Kể từ khi được biên chế năm 2005 cho tới nay, Mỹ chưa gặp đối thủ nào đối đầu trên chiến trường có hệ thống phòng không đủ mạnh như Syria.

Cục diện chiến trường Syria vẫn tiếp tục những đòn cân não khi Mỹ có thể sử dụng lại bất cứ khi nào tiêm kích F-22, trong khi Nga vẫn đang duy trì hoạt động của S-400 và Su-35 tại đây.

F22 của Mỹ