1,3 triệu phương tiện có thể bị xử phạt vì không có giấy tờ gốc

ANTD.VN - Theo số liệu của Cục đăng kí giao dịch bảo đảm quốc gia, Bộ Tư pháp, hiện cả nước có gần 1,3 triệu phương tiện giao thông đang thế chấp giấy tờ gốc tại ngân hàng. Điều này, cũng có nghĩa 1,3 triệu phương tiện trên có thể bị CSGT xử phạt vì lưu thông sử dụng đăng ký phô tô.

Theo nghị định 163/2006 của Chính phủ, khi một chủ phương tiện thế chấp tài sản, ngân hàng được phép giữ bản chính, chủ sở hữu cầm bản copy đăng kí xe để tham gia giao thông. 

Tuy nhiên, nhằm tránh xung đột với Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định người điều khiển phải mang bản gốc đăng kí khi tham gia giao thông, năm 2012 nghị định 11 sửa đổi Nghị định 163 quy định không cho ngân hàng giữ bản chính đăng kí xe và người chủ xe phải giữ bản chính để tham gia giao thông. Điều này khiến các ngân hàng phản đối bởi nếu cho vay mà không giữ giấy tờ gốc thì chẳng khác gì thả gà ra đuổi.

PV: Luật sư Trương Thanh Đức, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội: “Luật từ xưa đến nay vẫn yêu cầu ngân hàng không được giữ bản chính và người xe phải giữ bản chính thì đương nhiên việc nhắc nhở không phải là Nghị định nữa mà thực chất là nhắc nhở thực hiện theo đúng luật và cụthểở đây là luật giao thông đường bộ. Thực tế thì dường như các cơ quan không để ý, thậm chí đến hôm nay Nghị định hết hiệu lực rồi vì Luật dân sự 2015 hiệu lực từ1/1/2017 trong khi nghị định lại hướng dẫn luật cũ. Như vậy bây giờ các cơ quan chức năng mới chợt nhớ ra”.

Theo Cục Đăng kí quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp cho biết, Thông tư liên tịch số 15 giữa các Bộ Tư pháp, Tài nguyên môi trường, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước đã quy định về việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan liên quan trong việc bảo đảm tài sản khi thực hiện giao dịch giữa ngân hàng và người thế chấp tài sản khi đăng kí giao dịch đảm bảo theo luật, khi đó tài sản thế chấp được công khai toàn quốc trong việc đảm bảo thế chấp khoản vay. 

PV: Ông Phạm Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục Đăng kí quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp: “Theo thông tư 15 các trung tâm đăng kí xong màyêu cầu của của người yêu cầu đăng ký là gửi yêu cầu đăng kí thế chấp sang bên công an thì các trung tâm sẽ phải gửi văn bản về việc thế chấp phươngtiệngiao thông cơ giới cho các cơ quan công an có liên quan. Mục địch thứ nhất là nhằm cơ quan công an nắm được thông tin là tài sản đã được thế chấp ở ngân hàng A. Thứ hai là để họ ghi vào sổ nhằm ngăn chặn việc người bên thế chấp chưa thực hiện nghĩa vụ mà họ tìm cách chuyển dịch trái pháp luật đối với tài sản”.

Như vậy có thể khẳng định, việc ngân hàng vẫn tiếp tục giữ bản chính đăng kí xe của chủ phương tiện khi thế chấp từ năm 2012 đến nay là sai với nội dụng Nghị định 11/2012 của Chính phủ và nếu ngân hàng không trả bản gốc đăng kí xe cho người thế chấp thì gần 1,3 triệu phương tiện lưu thông có thể bị công an xử phạt bất cứ lúc nào mà trên thực tế đó không phải là lỗi của chủ phương tiện.