Xót xa cảnh vợ bán thân nuôi chồng chạy thận

ANTĐ - Ngày nào chị cũng rời nhà từ 2h chiều và đến gần sáng mới trở về. Anh Ch. đều đặn vào bệnh viện chạy thận hàng tuần. Có lúc, anh cũng tự ái với vợ nhưng khi nghe những người cùng cảnh ngô động viên, anh lại im lặng.

Từ bán bánh mì rong đến làm bar

Trong cán nhà trọ lụp sụp nằm trong ngõ Cột Cờ, Hai Bà Trưng, Hà Nội, chị M.T.H quê Thanh Hóa) không giấu nổi xúc động khi chúng tôi hỏi về cuộc sống cơ cực của vợ chồng chị. Chưa đến 30 tuổi nhưng người phu nữ này già hơn tuổi và gương mặt lốm đốm những vết tàn nhang, nốt chân chím.

Chị H. ngậm ngùi kể về câu chuyện tình đẹp của chị và chồng. Anh chị là bạn học cấp 3 của nhau. Ban đầu hai người chỉ coi nhau là bạn, cho đến khi, cùng đi làm công nhân ở Hà Trung, Thanh Hóa, anh chị mà nảy sinh tình yêu và làm đám cưới sau 4 năm yêu thương mặn nồng.

Niềm vui của ngày hạnh phúc chẳng kéo dài được bao lâu thì chồng chị H. mắc chứng suy thận cấp. Gia đình đã dùng hết số tiền cưới và tiền tích cóp đưa anh ra Hà Nội cấp cứu nhưng vẫn không đỡ. Thời gian đầu nằm cấp cứu tích cực, không có bảo hiểm nên tiền điều trị được tính đến vài triệu đồng/ngày. Đến bây giời sức khỏe của chồng chị H, cũng ổn nên hàng tuần, anh chỉ đến viện lọc máu 3 ngày.

Theo chồng ra Hà Nội để lọc máu 5 năm nay, chị H. làm đủ mọi nghề để kiếm sống, từ bán bánh mì rong quanh bệnh viện cho đến luộc khoai, luộc lạc đi bán rong. Tuy nhiên, những nghề nhỏ nhặt ấy cũng có “Thổ công" bao đường nên chị không lại được với tình trạng "ma cũ bắt nạt ma mới". Để đảm bảo cuộc sống của hai vợ chồng ở Hà Nội, chị H. xin vào làm việc cho một quán bar trên phố Nguyễn Du rồi sang quán trên phố Bùi Thị Xuân, Hà Nội.

Thời gian đầu làm việc, chị bắt đầu từ 3h chiều đến 12h khuya. Lương mỗi tháng 800 nghìn đồng cộng thêm tiền khách bo và tiền hoa hồng từ rượu, đồ ăn đắt tiền... tổng thu mỗi tháng của chị khoảng 2 triệu đồng. Trong khi đó, các khoản tiền khác thi nhau đè nặng lên đôi vai chị. Mỗi tháng, BHYT trả 80% tiền lọc máu cho anh Ch., còn lại, anh chỉ phải đóng thêm và tiền thuốc thang, bồi dưỡng nhưng vẫn khiến cho vợ chồng chị méo mó mặt mày.

 

Bái thân nuôi chồng

Thời gian đầu, anh Ch. còn đi làm bảo vệ cho một cửa hàng ăn uống, nhưng 2 năm trở lại đây, anh hay mệt nên không đi làm bảo vệ được đành ở nhà sống phụ thuộc vào vợ.

"Yêu chồng, thương cho hoàn cảnh số phận của mình lắm nhưng tôi không biết làm thế nào. Tiền thuê nhà, tiền điện nước đã ngót nghét cả triệu đồng/tháng. Bố mẹ ở quê già yếu, cũng không thể giúp đỡ, nên tôi phải tìm việc làm khác" - H. nhớ lại những lời thanh minh với chồng trong khoảng thời gian trước ngày sa chân vào chỗ tối.

Bí tiền và cùng quẫn, H. nghe lời dụ dỗ của nhóm bạn bè làm cùng đi kiếm thêm nếu khách có yêu cầu đi xa hơn. Từ người vợ chân chất, giản dị, H. chuyển sang mua son phấn, váy ngắn khi ra khỏi nhà. Có những đêm, đến 2h khuya chị mới trở về nhà. Người chị không chỉ có mùi rượu, mùi khói thuốc mà còn có cả "mùi lạ". Anh Ch. biết thế nhưng cũng đành chấp nhận bởi bẳn thân bệnh tật, con cái không có, vợ còn bên mình là may lắm rồi.

Hàng xóm ở quanh cái khu chạy thận này ai cũng biết chị đi làm nghề bụi bặm, nhưng họ đều thông cảm. "Hoàn cành xô đẩy, nếu chỉ bán dạo bánh mì thì hai vợ chồng chỉ có nước về quê chờ chết thôi" - một người cùng chạy thận với anh Ch. chia sẻ.

Ngày nào chị cũng rời nhà từ 2h chiều và đến gần sáng mới trở về. Anh Ch. đều đặn vào bệnh viện chạy thận hàng tuần. Có lúc, anh cũng tự ái với vợ nhưng khi nghe những người cùng cảnh ngô động viên, anh lại im lặng. Những ngày đầu chị làm nghề buôn phấn, bán son trong một sàn nhảy ở quận Hai Bà Trưng, khi sàn đóng cửa, chị H. không còn việc nên đành chấp nhận đứng đường ở cuối bến xe Nước Ngầm.

Nhắc tới chuyện công việc chị H. chẳng giấu giếm: "Họ chủ yếu là lái xe đường dài, nếu có nhu cầu thì a lô cho mình thôi. Gần 8 năm yêu chồng, chưa ngày nào tôi không sống trong day dứt vì phản bội anh ấy. Anh Ch. cũng hiểu nên không bao giờ ca thán gì với vợ cả. Có lẽ, anh đã chấp nhận cuộc sống như thế này. Tôi lo lắm, sau này không có con cái, tuổi xuân đi qua, không biết chúng tôi sẽ sống ra sao".

Tháng 6 vừa qua, trong một lần đi khách, chị H. bị bắt và đưa lên trại phục hồi nhân phẩm ở Ba Vì. Tại đây, chị luôn sống trong đau khổ và lo lắng cho người chồng bệnh tật của mình. Đến bây giờ, chị H. vẫn không biết liệu mình có rơi vào cảnh "ngựa quen đường cũ” hay không, chị bảo: "Chồng với tôi là tất cả, dù không có con cái như những cặp vợ chồng khác nhưng tôi vẫn yêu và thương anh ấy nhiều lắm".

Nói về công việc trong tương lai, chị H. chỉ quay đi nhìn vào chiếc bếp gas du lịch cũ kỹ rồi nói: "Cứ chờ xem đã". Chị H. khoe sang tháng, chị sẽ đưa chồng xuống bệnh viện Giao thông Vận tải để lọc máu vì có một Mạnh Thường Quân ở Cầu Giấy cho mượn nhà ở tạm. Hy vọng ở đó, gánh nặng bệnh tật, gạo tiền sẽ nhẹ nhàng hơn với anh chị.