Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 12 tháng 6 năm 2022 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Xem lịch âm, lịch vạn sự ngày hôm nay 12-6-2022 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày Hoàng Đạo, trực Mãn, rất thuận lợi cho giao dịch, di dời, mai táng, sửa chữa, sơ kết, tổng kết, hội nghị.

Chủ nhật ngày 12 tháng 6 năm 2022

Năm Nhâm Dần

Tháng Năm (Đủ)

Tháng Bính Ngọ

Ngày Bính Thân

Giờ Mậu Tý

Hành Hoả – Trực Mãn – Sao Hư (Ngày Hoàng đạo)

Mang hủng: 05/06/2022 (07/05 âm lịch) lúc 23h26’

Hạ Chí: 21/06/2022 (23/05 âm lịch) lúc 16h15’

Hòn Dấu: Nước lớn 14g00’ – nước ròng 03g50’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g)

Thuận cho việc: Giao dịch, Di dời, Mai táng, Sửa chữa, Sơ kết, Tổng kết, Hội nghị.

Cung hoàng đạo: Song Tử – Hai anh em song sinh (21/5-22/6). Người thuộc cung này thông minh, khéo léo, nhiệt huyết, nhưng thiếu tính kiên trì, hay thay đổi, quyết đoán.

*Hôm nay là ngày khai hội Hội Đình Chèm (Thuỵ Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Đình Chèm (còn gọi là đền Chèm) thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Hội đình Chèm được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao của Lý Ông Trọng.

Theo Đại Việt Sử kí toàn thư: Lý Ông Trọng - người Từ Liêm, quận Giao Chỉ, vóc dáng cao to lạ thường, giỏi giang. Hội diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Năm (Âm lịch) hàng năm, trong không gian của đình Chèm, chùa làng, bến Ngự trên sông Hồng. Tương truyền, đây là ngày Đức Thánh Chèm khao quân.

Đoàn rước trong lễ hội đình - đền Chèm

Đoàn rước trong lễ hội đình - đền Chèm

Lễ hội đình - đền Chèm là lễ hội lớn trong vùng

Lễ hội đình - đền Chèm là lễ hội lớn trong vùng

Lễ hội đình - đền Chèm được tổ chức quy mô

Lễ hội đình - đền Chèm được tổ chức quy mô

*Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Không lên núi cao sao biết cái lo nghiêng ngả, không xuống vực sâu sao biết cái lo đắm đuối, không ra bể lớn sao biết cái lo sóng gió” (Mạnh Tử)

“Nói với người khôn không lại. Cãi với người dại không cùng” (Tục ngữ Việt Nam)

“Khí kiêng nhất là hung hăng, tâm kiêng nhất là hẹp hòi, tài kiêng nhất là bộc lộ” (Khuyết danh)