- Nam thanh niên suýt mất mạng vì làm thịt "lợn cắp nách"
- Không có chuyện rượu khử liên cầu khuẩn lợn
- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng: Đừng tưởng uống rượu vào là yên tâm… ăn tiết canh
Theo đó, từ ngày mùng 1 đến mùng 4 Tết Nguyên đán, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận đến 3 trường hợp mắc liên cầu lợn vì ăn tiết canh. Cả 3 đều là nam giới, vào viện với tình trạng rất nặng.
Các bác sĩ cảnh báo người dân đừng để nhập viện vì ăn tiết canh "lấy đỏ" đầu năm
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu cho biết, trong 3 bệnh nhân này có 2 người cùng 37 tuổi (ở Ninh Bình và Bắc Ninh), được chuyển đến sáng mùng 1 và mùng 2 Tết trong tình trạng hôn mê, viêm màng não mủ do liên cầu lợn. Hiện tình trạng cả hai bệnh nhân đã được khống chế nhưng còn phải tiếp tục nằm điều trị trong thời gian khá dài nữa mới có thể ổn định trở lại, chi phí điều trị lên tới vài chục triệu đồng.
Trường hợp còn lại là bệnh nhân 63 tuổi (ở Nam Định), được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vào sáng mùng 2 Tết trong tình trạng nguy kịch hơn nhiều. Lúc này bệnh nhân có triệu chứng sốt, tiêu chảy, xuất huyết, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng. Sau gần 1 ngày điều trị không có tiến triển, nhận định không qua khỏi nên gia đình bệnh nhân đã xin cho bệnh nhân về.
Theo các bác sĩ, nhiều người dân vẫn có tâm lý ăn tiết canh để “lấy đỏ” đầu năm, do vậy số ca mắc liên cầu khuẩn nhập viện cấp cứu vào dịp này thường gia tăng. Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo người dân không được ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt tươi, sống, nên sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ khác khi tiếp xúc với lợn, giết mổ, chế biến thịt lợn.