- Đề xuất mức phạt tiền với ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm
- Thời điểm hưởng lương hưu khi Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ 1/7/2025 tính thế nào?
Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng, Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định, Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế. Điều đó có nghĩa, Việt kiều sẽ thuộc đối tượng tham gia mua bảo hiểm y tế khi sinh sống tại Việt Nam, có đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú.
Như vậy, không phải mọi đối tượng là Việt kiều đều được tham gia bảo hiểm y tế mà chỉ người việt Nam định cư ở nước ngoài, hiện nay đang sinh sống, cư trú và làm việc ở Việt Nam mới thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
Cũng theo Luật Bảo hiểm y tế, nhóm tự đóng bảo hiểm y tế, bao gồm: Người thuộc hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình; Người sinh sống, làm việc, người được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các tổ chức, cơ sở từ thiện, tôn giáo; Người lao động trong thời gian nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động tự đóng.
Từ các quy định trên có thể thấy, Việt kiều có thể tham gia bảo hiểm y tế theo diện: Bảo hiểm y tế hộ gia đình (Việt kiều tham gia bảo hiểm y tế cùng những người khác cùng đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp);
Là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc từ đủ 3 tháng trở lên hoặc quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương. Nếu thuộc đối tượng này, cả Việt kiều và người sử dụng lao động đều đóng bảo hiểm y tế.
Để được đóng bảo hiểm y tế, Việt kiều phải thực hiện theo thủ tục mua bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017. Hồ sơ gồm: Đơn yêu cầu tham gia bảo hiểm y tế; Căn cước công dân (để cơ quan tiếp nhận kiểm tra thông tin về nhân thân). Thời gian giải quyết cấp thẻ bảo hiểm y tế là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
Tuỳ vào từng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, việt kiều có thể nộp hồ sơ cho cơ quan sau đây: Trường hợp mua theo diện hộ gia đình: Nộp hồ sơ và đóng tiền cho đại lý thu hoặc cho chính cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi mình cư trú.
Trường hợp mua theo doanh nghiệp: Việt kiều kê khai hồ sơ, nộp cho doanh nghiệp, đơn vị mình đang làm việc. Sau đó, doanh nghiệp sẽ làm thủ tục với cơ quan bảo hiểm xã hội trên địa bàn quản lý doanh nghiệp.
Về mức đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động, khoản 1 Điều 18 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định, với người thuộc diện đóng bảo hiểm y tế ký hợp đồng lao động thì mức đóng bảo hiểm y tế là 1,5% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Với mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình sẽ tuỳ thuộc người này là người đóng thứ bao nhiêu để quyết định số tiền phải đóng hàng tháng.