Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?

ANTD.VN - Sau vụ quân đội Mỹ không kích, hạ sát Thiếu tướng Iran Qassem Soleimani tại Baghdad, Iraq đã hối thúc Mỹ rút quân, thu hồi cam kết hỗ trợ liên minh quốc tế chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Bác bỏ đề nghị rút quân, Chính phủ Mỹ mới đây còn dọa đóng băng tài khoản của Ngân hàng Trung ương Iraq nếu quân đội Mỹ phải rời đi.
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Mới đây, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo rằng phía Iraq sẽ có thể mất quyền tiếp cận với một tài khoản quan trọng của chính phủ Iraq nếu Baghdad đuổi quân đội Mỹ ra khỏi Iraq sau cái chết của vị tướng hàng đầu Iran.
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo, Mỹ sẽ chặn quyền tiếp cận của phía Iraq với tài khoản của Ngân hàng Trung ương Iraq tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York. Động thái này sẽ có thể tác động xấu đến nền kinh tế vốn đang khó khăn của Iraq.
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Cũng giống như nhiều nước khác, Iraq hiện đang có tài khoản tại Mỹ như một kênh quan trọng nhằm quản lý vấn đề tài chính, trong đó có doanh thu từ bán dầu.
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Không rõ số tiền của Iraq hiện gửi ở Mỹ là bao nhiêu, nhưng theo Tạp chí Phố Wall, họ đã có 3 tỷ USD tiền gửi qua đêm từ ngân hàng trung ương của nước này vào cuối năm 2018.
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Việc không được tiếp cận với tài khoản này sẽ có thể hạn chế khả năng sử dụng khoản doanh thu đó, tạo ra tình trạng khan hiếm tiền trong hệ thống tài chính Iraq và gây ra cú sốc với nền kinh tế.
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Hồi năm 2015, Mỹ từng tạm dừng cho phép Iraq tiếp cận các quỹ của mình tại Cục Dự trữ Liên bang trong vài tuần trong bối cảnh dấy lên nghi ngờ rằng tiền đã được chuyển vào các ngân hàng Iran cũng như kho bạc của IS.
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Trong tuần qua, Thủ tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi đã có cuộc đối thoại với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đề nghị rút 5.300 binh sỹ đang đồn trú tại Iraq ra khỏi nước này.
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Sau cái chết của tướng Iran Soleimani hôm 3-1, Quốc hội Iraq ngày 5-1 đã thông qua nghị quyết yêu cầu chấm dứt sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại quốc gia này sau cuộc bỏ phiếu trong phiên họp bất thường.
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ đã bác bỏ khả năng Mỹ rút quân, khẳng định quân đội Mỹ sẽ vẫn tiếp tục ở lại Iraq để chống IS. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ ca ngợi sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực được xem là “lực lượng tốt lành ở Trung Đông”.
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Mỹ phát động cuộc chiến nhằm vào Iraq năm 2003 để lật đổ Tổng thống Saddam Hussein nhưng khiến quốc gia Trung Đông rơi vào xung đột.
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Quân đội Mỹ rút hoàn toàn khỏi Iraq tháng 12-2011 theo lệnh của cựu Tổng thống Obama, song sau đó quay lại năm 2014 để chống IS theo đề nghị của chính phủ nước này.
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Khoảng 5.200 binh sĩ Mỹ đang đồn trú tại Iraq để huấn luyện và hỗ trợ quân đội nước này ngăn IS trỗi dậy.
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Từ nửa cuối năm ngoái, Mỹ cũng đã triển khai thêm 14.000 binh sĩ đến Trung Đông. Trước những diễn biến phức tạp những ngày đầu năm 2020, hơn 5.000 binh sĩ Mỹ đã được điều thêm đến khu vực.
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Việc Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Iraq sẽ gây khó khăn trong việc duy trì ảnh hưởng rộng lớn của nước này tại Trung Đông, đồng thời làm cho thành quả cuộc chiến chống IS có nguy cơ “đổ ra sông ra biển”, ông Brett McGurk, đặc phái viên Tổng thống Mỹ trong liên minh chống IS nói
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
“Nếu chúng ta rời đi hết, IS sẽ tái lập và nó sẽ phục hồi khá đáng kể. Cách đây không lâu, IS đã kích nổ 50 quả bom xe ở Baghdad”, ông McGurk nói hôm 8-1
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Việc rút khỏi Iraq cũng sẽ làm xói mòn sự hiện diện của Mỹ ở nước láng giềng Syria, nơi các lực lượng đặc nhiệm Mỹ đang hỗ trợ tư vấn cho các tay súng chiến đấu địa phương trong các hoạt động chống IS. Sự vắng bóng quân đội Mỹ sẽ tạo cơ hội cho địch thủ của họ trám vào khoảng trống.
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng nếu Iraq khăng khăng đòi Mỹ phải rút quân, Washington sẽ yêu cầu Baghdad phải thanh toán các khoản chi phí trong quá khứ cho cuộc chiến ở Iraq và có thể áp dụng biện pháp trừng phạt đối với nước này.
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?
Vì đâu Mỹ từ chối rút quân, thậm chí dọa ngược Iraq?