Bản án oan “đánh cắp” tuổi xuân của một đời người
Nạn nhân bị giết hại là một đầu bếp thực tập Essayas Kassahun, 20 tuổi. Nạn nhân bị một vật sắc nhọn đánh liên tiếp vào vùng đầu, được đưa đến bệnh viện địa phương, nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong sau 2 ngày cấp cứu.
Trong vụ án này, bằng chứng duy nhất kết tội Sam là dựa vào lời khai giả của 2 nhân chứng tên là Phoebe Henville và Bilel Khelfa. Họ khai rằng đã nhận ra Sam Hallam ở hiện trường. Nhưng Sam phản bác không biết sự việc gì đã xảy ra trước và sau khi vụ án xảy ra 2 ngày. Thậm chí, cậu ta chỉ biết được sự việc đau lòng xảy ra với Essayas Kassahun thông qua Henville và cô bạn gái Sarah Beattie.
Khelfa, một người bạn thân của nạn nhân Kassahun, cũng được các điều tra viên phỏng vấn. Ban đầu Khelfa cũng không đề cập bất cứ thông tin nào về Sam. Nhưng sau khi nói chuyện với Henville, Khelfa lại thay đổi câu chuyện của mình. Cậu ta tuyên bố đã nhìn thấy Sam đứng lên người Kassahun cùng với một cây gậy bóng chày. Được hỏi vì sao bây giờ mới khai thông tin này, Khelfa thản nhiên cho biết, khi cảnh sát hỏi cậu ta lần đầu tiên là lúc Kassahun vẫn đang hôn mê bất tỉnh. Bản thân Khelfra tinh thần lúc đó rất hoảng loạn, lo cho tính mạng của người bạn thân nên không nhớ rõ sự việc xảy ra như thế nào.
Trong khi đó, Sam lại không thể nhớ nổi mình đã có mặt ở đâu vào đêm xảy ra án mạng, dù mới cách đó có 2 ngày. Vì chịu quá nhiều áp lực, trong lúc sợ hãi, hoảng loạn, Sam khai đã ở cùng với một người bạn tên là Timothy Harrington, tuy nhiên, cậu này đã phủ nhận. Chính vì vậy, cả cơ quan điều tra và tòa đều cho rằng Sam đã cố tình viện ra chứng cớ ngoại phạm.
Bằng chứng bất ngờ từ chiếc điện thoại di động
Vụ án của Sam Hallam nhận được sự quan tâm đặc biệt của ông Paul, một nhà vận động chống lại sai phạm của công lý. Được sự tư vấn của ông Paul, gia đình Hallam liên tiếp viết đơn gửi lên tòa án Appeal yêu cầu điều tra lại vụ án, nhưng đều bị từ chối. Sau khi kháng cáo không thành công, ông Paul đã giúp tổ chức một chiến dịch đòi công lý cho Hallam.
Với sự trợ giúp của gia đình, đặc biệt là bà mẹ Wendy, điều tra viên Glenn đã tìm thấy những bức ảnh rất quan trọng được lưu trong điện thoại di động của Sam, cho thấy bị cáo không có mặt ở hiện trường vụ án tại thời điểm xảy ra án mạng. Bằng chứng này lại không được cả cảnh sát, các luật sư bào chữa và chính Sam cũng không nghĩ tới cách đây 8 năm.
Một bức ảnh chứng minh Sam đã ở cùng cha mình trong một quán rượu vào đêm án mạng xảy ra, đồng thời một bức ảnh khác cho thấy cậu ta đã tới chỗ cậu bạn Harrington vào ngày hôm sau. Lời khai của Sam 8 năm trước là đúng sự thật, chỉ bị nhầm lẫn về thời điểm…
8 năm sau mới được trả lại sự trong sạch
Rà soát lại toàn bộ hồ sơ vụ án, các nhân viên của CCRC phát hiện ra một nhân vật có nhiều điểm đáng ngờ, đó là một người đàn ông tên Tyrone Isaacs. Gã này từng bị bắt trong cuộc điều tra ban đầu của vụ án. Tuy nhiên, do không có bằng chứng nên gã được thả tự do. Sau khi nhận đơn yêu cầu của CCRC, cảnh sát Hoxton khẩn trương phát lệnh bắt giữ Tyrone Isaacs. Tại cơ quan điều tra, ban đầu nghi phạm Isaacs một mực khẳng định không hề dính líu đến vụ án giết người nào cả. Tuy nhiên, sau khi qua máy phát hiện nói dối, Isaacs phải cúi đầu nhận tội. Gã khai nhận chính gã đã ra tay sát hại nạn nhân Kassahun trong một lần cãi vã, gây lộn với nhau. Tại nhà của Isaacs, cảnh sát tìm thấy một cán chổi có chứa một móng tay và vài sợi tóc. Kết quả giám định khẳng định, mẫu AND từ móng tay và sợi tóc đều là của nạn nhân Kassahun. Nghi can Isaacs khai nhận, thừa lúc Kassahun đang lúi húi nấu ăn theo đơn của khách, gã đã dùng cây chổi đó bất ngờ đánh vào đầu Kassahun. Choáng váng, theo phản xạ Kassahun đã quay lại giằng co với Isaacs. Sức của Kassahun không đọ lại được với Isaacs, nên đã bị gã tiếp tục dùng cây gậy đánh vào đầu đến ngất lịm.
Bị kết án chung thân khi mới 17 tuổi - chưa đủ tuổi vị thành niên, Sam Hallam đã phải ở một năm trong trường giáo dưỡng Feltham, nơi được mô tả là “còn tệ hơn cả trại giam”. Cũng trong thời gian ngồi tù, cha của Sam vì quá thương xót con, nhưng đành bất lực, nên nghĩ quẩn, tự tìm đến cái chết.