Từ ngày 1-1-2022, dán thẻ thu phí tự động không dừng phải mất phí

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Theo quy định mới, người dân còn một tháng để được gắn thẻ không dừng miễn phí trên phương tiện.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đuồng bộ Việt Nam Nguyễn Mạnh Thắng cho hay, thực hiện Quyết định số 19/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng, đến nay đã có 112 trạm thu phí trên toàn quốc đưa vào vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng.

Hệ thống này đảm bảo chủ phương tiện chỉ cần sử dụng 1 thẻ đầu cuối để lưu thông qua tất cả trạm thu phí có lắp đặt hệ thống thu phí không dừng.

Về tỷ lệ phương tiện dán thẻ, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin, hiện cả nước có hơn 2 triệu ô tô đã dán thẻ thu phí không dừng trong tổng số hơn 4 triệu xe. Tuy nhiên, đến nay chỉ khoảng 60% phương tiện sử dụng dịch vụ này.

Theo Quyết định 19 của Thủ tướng, người dân chỉ còn một tháng để được gắn thẻ không dừng miễn phí trên phương tiện.

Từ sau ngày 31/12/2021 tới đây, chủ phương tiện dán thẻ thu phí tự động không dừng sẽ phải mất phí

Từ sau ngày 31/12/2021 tới đây, chủ phương tiện dán thẻ thu phí tự động không dừng sẽ phải mất phí

Mức phí từ sau ngày 31/12 là 135.000 đồng. Người dân có thể dán thẻ thu phí không dừng tại các trạm thu phí hoặc các trung tâm đăng kiểm.

Cũng theo ông Thắng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đề nghị các Sở GTVT, nhà đầu tư BOT, đơn vị cung cấp dịch vụ ETC tăng cường thực hiện tuyên truyền, dán thẻ đầu cuối thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ.

Đồng thời, bố trí lực lượng dán thẻ tại các trạm thu phí; phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng xử nghiêm chủ phương tiện không dán thẻ song vẫn đi vào làn thu phí không dừng.

Đại diện Công ty TNHH thu phí tự động VETC cho hay, các làn thu phí đã vận hành hiện vẫn chưa phải là thuần ETC, nhiều phương tiện chưa dán thẻ thấy làn vắng xe nên đi vào khiến các xe đã dán thẻ nhưng không lưu thông được. Người đã dán thẻ và nạp tiền sử dụng dịch vụ thấy không được ưu tiên nên ức chế, thậm chí bỏ dịch vụ.