Trung Quốc nới lỏng chính sách con một vì sợ “nước già trước khi giàu”

ANTĐ - Tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần 3 - Khóa 18 ngày 15-11, Bắc Kinh công bố một loạt các đổi mới sâu rộng toàn diện: nới lỏng chính sách sinh đẻ, bãi bỏ hệ thống các trại cải tạo lao động, giảm bớt tội danh áp dụng hình phạt tử hình, yêu cầu các công ty quốc doanh trả 30% cổ tức cho chính phủ từ nay đến năm 2020, cho phép các công ty tư  nhân giữ vai trò lớn hơn trong nền kinh tế.

Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh một con áp dụng từ năm 1979. Các cặp vợ chồng mà một trong hai người là con duy nhất sẽ được phép có con thứ hai, đây là quyết định mới được chính phủ Trung Quốc đưa ra trên phương tiên truyền thông.

Theo các nhà nhân khẩu học, Trung Quốc từ nhiều năm nay đã đòi hỏi có sự nới lỏng các chương trình kế hoạch hóa gia đình, thậm chí là bỏ hoàn toàn bởi vì mức sinh đã nằm dưới mức sinh thực tế. Hội chứng “nước già trước khi giàu” đã gây được sự chú ý của người dân Trung Quốc.

Các nhà nhân khẩu học cũng như các nhà kính tế đã chỉ ra rằng Trung Quốc đang gặp phải vấn đề nan giải là việc sụt giảm dân số trong độ tuổi lao động tại các nhà máy sẽ làm mất đi lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc. Chênh lệch dân số sẽ ngày càng rõ ràng và gánh nặng các chính sách an sinh xã hội của lớp người cao tuổi sẽ ngày càng tăng.

Chính sách con một được coi là một trong những nguyên nhân là tinh thần chiến đấu của quân đội Trung Quốc không cao

Luật mới của Trung Quốc vẫn chỉ cho các cặp vợ chồng được sinh một con, nhưng sẽ có trường hợp ngoại lệ đối với những cặp vợ chồng mà một trong hai người là con duy nhất. “Chính sách sinh sẽ được điều chỉnh và dần được cải thiện để dần dần thúc đẩy tăng trưởng cân bằng dân số Trung Quốc trong thồi gian dài hạn.

Cho đến nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn cho rằng chính sách một con vẫn là điều cần thiết và việc gia tăng dân số quá mức sẽ đe dọa đến tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Theo báo cáo của Bộ Y tế Trung Quốc, chính sách chính sách một con được áp dụng 30 năm (1980-2010), đã dẫn đến 281 triệu ca phá thai, 516 triệu ca đặt vòng tránh thai và triệt sản.