Trung Quốc "lại thấy mình nhỏ bé" vì không thể địch nổi MiG-29K Ấn Độ

ANTĐ - Ngày 03-11, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã công bố những hình ảnh mới nhất về hoạt động huấn luyện của phi công tiêm kích hạm MiG-29K Ấn Độ trên hàng không mẫu hạm Vikramaditya tại Nga, và đặc biệt chú ý đến loại vũ khí tấn công đối hải tiên tiến nhất của Nga mà nó mang theo là Kh-35UE. 

Thời báo Hoàn Cầu cho biết, phóng viên của kênh truyền hình Nga Russia 2 đã có mặt và ghi lại được những hình ảnh hết sức quý giá, lần đầu tiên được công bố của tàu sân bay Vikramaditya Ấn Độ tại nơi nó đang hoàn tất những công đoạn lắp ráp cuối cùng, đồng thời cũng là nơi triển khai huấn luyện thủy thủ đoàn tại thành phố phương bắc của Nga là Murmansk.

Hiện tàu sân bay này đang được hoàn tất những công đoạn cuối cùng, trước khi bàn giao cho Ấn Độ. Tại đây, các phóng viên của “Russia 2” đã ghi lại được những hình ảnh hết sức đặc biệt của hoạt động huấn luyện cất, hạ cánh của phi công Ấn Độ trên chiếc tiêm kích hạm MiG-29K. Đây là lần đầu tiên người ta được thực mục sở thị hình ảnh của phi công Ấn Độ trên tàu sân bay này, tại Nga.

Trung Quốc "lại thấy mình nhỏ bé" vì không thể địch nổi MiG-29K Ấn Độ  ảnh 1

MiG-29K mang theo đầy đủ vũ khí, trong đó có tên lửa không đối hạm thế hệ mới nhất Kh-35UE



Tháng 5 năm nay, Ấn Độ đã thành lập phi đội tiêm kích hạm MiG-29K đầu tiên mang biệt danh “Báo đen” và đã triển khai xây dựng công trình huấn luyện cất, hạ cánh trên mặt đất cho lực lượng này đặt tại thành phố Goa ở khu vực tây nam Ấn Độ. Ngoài ra, hiện có ít nhất 4 chiếc MiG-29K của Ấn Độ đang ở lại Nga để phục vụ công tác huấn luyện phi công. 

Được biết, do thiết kế ban đầu không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ nên cầu nâng, hạ (tiêm kích hạm) vào kho chứa của tàu sân bay “Đô đốc Gorshkov ” - Nga đã phải cải tạo, tu sửa lớn mới hình thành nên tàu sân bay Vikramaditya hiện nay. Hiện cầu, nâng hạ số 2 đã được mở rộng về kích cỡ để có thể phục vụ yêu cầu vận chuyển loại tiêm kích hạm thế hệ mới MiG-29K (nguyên bản ban đầu chủ yếu phục vụ các loại trực thăng và tiêm kích hạm cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, cánh gập về phía sau Yak-38).

Trung Quốc "lại thấy mình nhỏ bé" vì không thể địch nổi MiG-29K Ấn Độ  ảnh 2

Với MiG-29K, chỗ ngồi sau (như trên phiên bản huấn luyện MiG-29KUB) được thiết kế là khoang thiết bị và bình nhiên liệu


Trong một số bức ảnh cận cảnh, người ta còn thấy rõ, MiG-29K và MiG-29KUB tương đồng với nhau về mắt thiết kế và kết cấu máy bay. Chỉ một điểm khác biệt duy nhất là ở phiên bản chiến đấu 1 chỗ ngồi MiG-29K, chỗ ngồi sau (như trên phiên bản huấn luyện MiG-29KUB) được thiết kế làm khoang thiết bị và bình nhiên liệu. 

Trong các bức ảnh này, MiG-29K đã mang theo đầy đủ các loại bom đạn, tương đối giống với những hình ảnh thường gặp trên loại tiêm kích hạm J-15 của hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần trong khả năng chất tải của loại tiêm kích hạm được đánh giá cao hơn Su-33 và J-15 rất nhiều. Một điểm đặc biệt đáng chú ý là MiG-29K mang theo 2 quả tên lửa không đối hạm thuộc thế hệ mới nhất, tiên tiến nhất của Nga là Kh-35UE.

MiG-29K trong hầm chứa máy bay


Trong thông tin giới thiệu về loại tên lửa chống hạm thế hệ mới nhất này, tính năng ưu việt nhất của nó thể hiện ở điểm, với kích thước và trọng lượng không đổi nhưng phạm vi tấn công đã được tăng lên gấp đôi. Đây cũng là lần đầu tiên một loại tên lửa tấn công đối hải được lắp đặt trên một tiêm kích hạm dòng Fulcrum.

Với tầm phóng lên tới hơn 260km, nó đã có khả năng tấn công ngoài tầm phòng thủ của mọi hệ thống phòng không hạm, thể hiện năng lực chế áp trên biển cực mạnh, nâng khả năng tác chiến của hàng không mẫu hạm Ấn Độ lên một tầm cao mới. Điều này sẽ trở thành nỗi e sợ cho mọi đối thủ khi đối đầu với biên đội tàu sân bay Ấn Độ.

Sau đây là một số hình ảnh về hoạt động huấn luyện của phi công Ấn Độ với tiêm kích hạm MiG-29K: