Trung Quốc bắt giữ nữ MC truyền hình hàng đầu quốc tịch Australia

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Cheng Lei - người dẫn chương trình hàng đầu tại đài truyền hình quốc gia Trung Quốc mang quốc tịch Australia đã bị bắt giữ ở Bắc Kinh. Sự việc xảy ra khi căng thẳng giữa hai nước gia tăng và Trung Quốc chưa công bố cáo buộc với nữ MC này.
Chính phủ Australia đã nhận được “thông báo chính thức" về việc bắt giữ cô Cheng Lei vào ngày 14-8,

Chính phủ Australia đã nhận được “thông báo chính thức" về việc bắt giữ cô Cheng Lei vào ngày 14-8,

Ngoại trưởng Australia Marise Payne xác nhận, người dẫn chương trình Cheng Lei đang bị giam giữ ở Trung Quốc mà không rõ cáo buộc và có thể bị giam trong nhiều tháng. Các quan chức lãnh sự đã nói chuyện với cô Cheng Lei qua video vào ngày 27-8.

Gia đình của Cheng Lei cho biết họ đang làm mọi việc có thể để hỗ trợ cho cô đồng thời “mong muốn có một kết luận thỏa đáng và kịp thời cho vấn đề này”.

Cheng Lei là MC hàng đầu của CGTN, kênh quốc tế của đài truyền hình trung ương CCTV của Trung Quốc. Theo hồ sơ đã bị phía nhà đài xóa đi, Cheng gia nhập CGTN có trụ sở tại Bắc Kinh vào năm 2012, sau 9 năm làm việc với hãng tin tức tài chính CNBC của Mỹ.

Trong thời gian rảnh rỗi, Cheng Lei hoạt động tích cực trong cộng đồng người Australia ở Bắc Kinh, tham gia các sự kiện tại Phòng Thương mại Australia và làm “đại sứ cựu sinh viên” cho đại sứ quán nước này.

Mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng trong những tháng gần đây. Sau khi Australia kêu gọi cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19, Bắc Kinh đã trả đũa về thương mại bằng cách đình chỉ mặt hàng thịt bò nhập khẩu và áp thuế nặng đối với lúa mạch Australia.

Theo CNN, Cheng Lei thỉnh thoảng viết các bài đăng công khai trên Facebook về các chủ đề nhạy cảm như chỉ trích nhẹ về phản ứng của Trung Quốc đối với đại dịch và kiểm duyệt các phản biện trực tuyến.

CNN bình luận, sự biến mất của nữ MC truyền hình cùng nhiều câu hỏi xung quanh chứng tỏ rằng ngay cả những người trong bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh cũng có thể bước qua “lằn ranh đỏ” vô hình chi phối cuộc sống ở Trung Quốc.