Trong sáng hay không?

ANTĐ - Ông Nguyễn Quang Màng (57 tuổi,  số 5, ngõ 337/52 Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) trăn trở xếp lại sách vở.

- Mấy năm nữa trẻ em sẽ không biết truyện Tấm Cám là gì nữa.

- Nhiều thế hệ chúng ta kết nối được với nhau đôi khi qua những câu chuyện cổ.

- Có người bảo kết thúc câu chuyện đấy quá dã man, tội ác, phải loại khỏi sách giáo khoa! Lạ là tôi cũng hỏi nhiều người bạn, hồi bé có được nghe câu chuyện như bây giờ các báo mạng đưa không, ai cũng bảo là không.

- Truyện dân gian, truyền miệng , đời nào cũng thêm vào một tý cho phù hợp. Nhưng không phải là giá trị gốc của câu chuyện. Bà tôi, mẹ tôi đều kể khác lắm…

- Những người làm sách giáo khoa lại đưa vào câu chuyện khác. Tôn trọng sự thật của văn bản vốn dĩ đã nhiều  “dị bản “, hay là sự “ngây thơ” của người làm sách?

- Bao thế hệ vẫn sống và trưởng thành với câu chuyện đấy! Sao bây giờ lại là chuyện lớn thế? Nếu xét như vậy, chúng ta còn lại bao nhiêu câu chuyện trong sáng như tiêu chuẩn của một số người bây giờ?

- Năm nào cũng cải cách sách giáo khoa. Chẳng nhẽ sắp tới in lại chỉ vì một câu chuyện.

- Lãng phí, mà tuổi thơ trưởng thành vì những câu chuyện như thế...  Mẹ tôi kể là Cám bị đi đầy rất xa, rồi cũng gặp một người tốt, sám hối, rồi cũng sống hạnh phúc cơ…

- Hồi bé tôi cũng nghe câu chuyện tương tự. Hãy để chuyện xưa đúng giá trị của nó, đừng suy diễn theo logic hiện đại, người Việt luôn quan niệm cái ác luôn phải trả giá trong sự tha thứ. Ai đó cứ phân tích kiểu này thì sẽ phải  đổi nội dung các truyện dân gian hết cả thôi. Thế thì con, cháu chúng  ta học được gì ngoài một mớ tổng hợp “Truyện xưa, tích nay”.

- Hãy xem lại, những câu chuyện của Andecxen,  cả thế giới chỉ thấy trong đó những vấn đề trong thế giới hiện tại, không ai phân tích thất bại của con thiên nga khi hi sinh thân mình mà không cứu được người anh cuối cùng…

- Thay một bài học, hay trả lại sự trong sáng của các câu chuyện cổ tích, dân gian… Làm thế nào cũng đừng để sau này học sinh Việt Nam phải học chuyện của… nước ngoài.