Trình diễn vở bi kịch cổ đại gần 2.500 năm về nàng Antigone tại Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Viện Goethe vừa kết thúc việc nhận đề xuất về dự án Antigone tại Việt Nam. Dự án kêu gọi các các đơn vị nghệ thuật tổ chức những buổi biểu diễn dựa trên vở kịch Antigone của Sophocles (thế kỷ thứ 5 TCN) - nhà soạn kịch nổi tiếng của Thủ đô Athen, Hy Lạp.

Antigone là một vở kịch của Sophokles (thế kỷ thứ 5 TCN). Sophokles là nhà soạn kịch nổi tiếng Thủ đô Athen, Hy Lạp. Từ gần 2.500 năm nay, tác phẩm Antigone của ông truyền cảm hứng tới những người làm văn hóa và nghệ thuật, cả phương Tây lẫn phương Đông, trong việc suy ngẫm về bản tính của con người và vị trí của họ trong xã hội.

Nàng Antigone vừa tương tự với "Nàng Kiều" – đồng thời cũng hoàn toàn khác biệt. Giống như Kiều, Antigone xuất thân trong một gia đình tốt, vì lý do đạo đức, nàng đã đưa ra một quyết định cao cả và bị cơ cấu quyền lực và môi trường bạo lực xung quanh xô đẩy.

Vở Antigone từng được nhà hát Monte-Charge biểu diễn tại Hà Nội vào tháng 5/2009 với sự kết hợp giữa tuồng Việt Nam và sân khấu mặt nạ Pháp

Vở Antigone từng được nhà hát Monte-Charge biểu diễn tại Hà Nội vào tháng 5/2009 với sự kết hợp giữa tuồng Việt Nam và sân khấu mặt nạ Pháp

Thái độ của nàng là tấm gương, đồng thời cũng là sự cảnh báo cho chúng ta. Vở Antigone đề cập tới lòng trung thành đối với gia đình và Nhà nước, về phẩm giá của con người và sự gắn kết xã hội, về sự diễn tiến của lịch sử cũng như ý nghĩa của mỗi cá nhân trong xã hội. Hay là tất cả đều được định đoạt trước bởi số phận.

Với Antigone, kinh phí được Viện Goethe hỗ trợ lên đến 200 triệu đồng/dự án - tác phẩm nghệ thuật. Nội dung hoạt động của dự án gồm 8 buổi trình diễn (sân khấu, nhạc, kịch…) sẽ được duyệt và thực hiện từ giữa tháng 10-2021 đến cuối tháng 11-2021. Riêng Nhà hát Tuổi Trẻ đã lên kế hoạch công diễn vở kịch Antigone trong năm 2022 - trên sân khấu lẫn trực tuyến. Viện Goethe cũng sẽ mời các nghệ sĩ sáng tạo Việt Nam cùng nghiên cứu tác phẩm này trong bối cảnh Việt Nam, thông qua một hội nghị chuyên đề và nhiều cách tiếp cận nghệ thuật khác nhau đối với hình tượng nhân vật nữ này.